Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (17/12), không khí lạnh mạnh đã ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ và hầu hết Trung Trung Bộ, ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 11-14 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 7-10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến 15-18 độ. Cơ quan khí tượng dự báo, hiện tượng rét đậm, rét hại này có thể kéo dài sau ngày 20/12.

Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thời tiết chuyển lạnh khiến cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?- Ảnh 1.

Thời tiết chuyển lạnh khiến trẻ dễ mắc phải những bệnh đường hô hấp.

(Ảnh minh họa)

Các bệnh thường gặp nếu nhẹ chỉ là cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi họng cấp, nặng hơn sẽ là viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Riêng với trẻ em, những chứng bệnh cúm, sởi, rubella, quai bị, tiêu chảy do rotavirus có rất nhiều nguy cơ.

Bên cạnh đó, nhóm bệnh hay gặp khi chuyển thời tiết nữa là bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, bệnh liên quan đến các tác nhân dị ứng, virus.

Cũng theo TS.BS Phan Bích Nga, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh đường hô hấp nói riêng. Cần ăn đủ dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng, đảm bảo năng lượng để cơ thể chống được cái lạnh của môi trường.

"Chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc của chế độ ăn như: ăn đủ tinh bột, đạm động vật, chất béo, dầu, mỡ... Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, ăn đủ đạm sẽ giúp phòng bệnh tốt, nhất là với trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, thịt đỏ... Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung vitamin cho cơ thể. Vitamin có nhiều trong những loại rau củ có mầu sắc đậm như: rau có màu xanh, quả màu đỏ, vàng...", TS.BS Phan Bích Nga thông tin.

TS.BS Phan Bích Nga cho biết thêm, để phòng bệnh hô hấp, cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A tăng cường tế bào biểu mô của hệ hô hấp, tăng cường chất dịch nhày của hệ hô hấp. Những chất dịch nhày này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn.... Vitamin A có trong các loại rau màu xanh thẫm, quả màu đỏ, vàng như quả: đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua, rau dền đỏ, bưởi, cam, quýt..

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?- Ảnh 2.

Để phòng bệnh hô hấp, cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A.

(Ảnh minh họa)

"Vitamin có rất nhiều trong rau hàng ngày nhưng nhiều trẻ nhỏ lại không thích ăn rau, hoa quả vì vậy, các mẹ cần tìm cách hấp dẫn trẻ. Các mẹ hãy chọn đa dạng rau củ, cần lưu ý xem trẻ thích ăn rau củ gì để ưu tiên cho vào cháo, bột.

Nếu khi cho rau củ vào bột cháo mà trẻ không thích ăn thì các mẹ nên cắt rau củ cho trẻ ăn riêng. Cần chế biến các loại rau củ thành nhiều loại thức ăn phong phú để hấp dẫn trẻ.

Nhưng cũng cần lưu ý, phải đảm bảo đầy đủ năng lượng cho trẻ vì trong bữa ăn trẻ ăn nhiều chất xơ mà ít ăn các nhóm thực phẩm khác sẽ bị thiếu năng lượng. Lượng chất xơ ở trẻ không cần quá nhiều", Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em hướng dẫn.

TS.BS Phan Bích Nga cũng đưa ra khuyến cáo, nên ăn các loại món ăn có tính nóng, chế biến món ăn nên thêm gia vị có chứa kháng sinh cao như tỏi, nghệ. Giúp trẻ bổ sung nước thường xuyên, không để cơ thể quá khát nước thì mới uống.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 thực phẩm lành mạnh thay thế bơ tốt cho tim mạch.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm