Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chẩn đoán và điều trị bệnh celiac ở trẻ em

Bệnh celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với protein tên là gluten, dẫn đến viêm và bất sản niêm mạc ruột non.

Bệnh celiac là gì?

Bệnh celiac là một bệnh lý mà cơ thể phản ứng lại với một protein trong thực phẩm tên là gluten. Nếu một trẻ mắc bệnh Celiac ăn những thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tấn công niêm mạc ruột non. Gluten không được tiêu hóa có thể hoặc không thể gây ra các triệu chứng nhưng làm tổn thương niêm mạc ruột.

Ruột non bình thường có niêm mạc bao phủ, với các nếp gấp và các vi nhung mao. Các nhung mao làm tăng diện tích bề mặt của ruột non và giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Khi một người mắc bệnh celiac ăn gluten, các nhung mao ruột bị tổn thương và mất dần, dẫn đến khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Do vậy, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và sức khỏe của trẻ em.

Gluten là tên gọi chung của các protein có trong một số loại ngũ cốc, nhiều trong lúa mạch đen và tất cả các sản phẩm của lúa mỳ. Gluten cũng có mặt trong một số sản phẩm không phải thực phẩm như chất dính của tem và một số loại thuốc.

Nguyên nhân gây bệnh celiac

Bệnh celiac có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh celiac thường là do sự phối hợp của:

  • Gen di truyền: bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có ít nhất một người thân mắc bệnh.
  • Yếu tố môi trường: bệnh celiac thường khởi phát sau một số yếu tố như nhiễm trùng.

Triệu chứng của bệnh celiac

Trẻ mắc bệnh celiac sau khi ăn thực phẩm chứa gluten có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ợ hơi
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đau bụng
  • Buồn nôn

Trẻ cũng có thể trải qua một số triệu chứng không liên quan đến tiêu hóa như thiếu máu, mệt mỏi, đổi màu men răng, đau khớp, trầm cảm, đau đầu và vô sinh.

Tuy nhiên nếu trẻ không biểu hiện những triệu chứng rõ ràng của bệnh celiac thì cũng không có nghĩa là đường ruột của trẻ bình thường. Trẻ sơ sinh, trẻ độ tuổi mẫu giáo và trẻ lớn nếu không được chẩn đoán kịp thời bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng, bị nôn mửa, đầy bụng và thay đổi hành vi.

Chẩn đoán bệnh celiac

Bác sỹ chẩn đoán bệnh celiac dựa vào xét nghiệm máu. Nếu cần thiết, trẻ sẽ được chỉ định làm sinh thiết ruột.

Điều trị bệnh celiac

Khi bác sỹ đã chẩn đoán xác định trẻ mắc bệnh celiac dựa trên kết quả sinh thiết ruột, liệu pháp điều trị hàng đầu đó là áp dụng một chế độ dinh dưỡng không có gluten. Nếu không được điều trị, bệnh celiac có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe khác, như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh và một số bệnh tự miễn khác.

Cần lưu ý rằng không bao giờ áp dụng chế độ ăn không có gluten cho trẻ khi chưa có kết quả chẩn đoán sinh thiết ruột. Nhiều trẻ bị ép buộc phải tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt không cần thiết và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng mặc dù trẻ không hề mắc bệnh celiac. Ngoài ra, cũng phải kể đến trường hợp khi sinh thiết ruột cho kết quả dương tính giả.

Giúp trẻ duy trì một chế độ ăn không có gluten

Bạn có thể giúp con bạn kiểm soát và duy trì chế độ dinh dưỡng không có gluten bằng cách loại bỏ tất cả các loại ngũ cốc chứa gluten. Ví dụ như trẻ không nên ăn mỳ ống được làm từ lúa mỳ hay các loại ngũ cốc có chứa lúa mạch.

Khi gluten đã được loại bỏ khỏi chế độ ăn, ruột non sẽ bắt đầu quá trình hồi phục. Trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn và các triệu chứng được cải thiện. Không có một khoảng thời gian cụ thể nào để biết chính xác quá trình hồi phục sẽ mất bao lâu.

Bệnh celiac không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn, do vậy chế độ dinh dưỡng không có gluten là biệp pháp buộc phải áp dụng suốt đời. Ngay cả khi các triệu chứng của trẻ đã được cải thiện, việc cho trẻ ăn gluten trở lại sẽ khiến các triệu chứng tiến triển nặng hơn và ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết.

Những thực phẩm không chứa gluten

Những thực phẩm không chứa gluten thường từ gạo, ngô và khoai tây như:

  • Kiều mạch
  • Bột năng
  • Hạt kê
  • Diêm mạch

Bạn nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm được làm từ những loại hạt kể trên. Ngoài ra cần luôn đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết được sản phẩm nào có chứa gluten.

Ngoài ra, trẻ có thể thoải mái ăn những thực phẩm khác như:

  • Tất cả các loại rau và trái cây
  • Hầu hết các sản phẩm sữa
  • Thịt đỏ
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Đậu đỗ
  • Các loại quả hạch

Ngay cả đối với những thực phẩm được coi là an toàn, cần luôn kiểm tra nhãn sản phẩm để xem những thành phần được thêm vào.

Biến chứng của bệnh celiac

Một chế độ ăn không chứa gluten sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Kém hấp thu dinh dưỡng
  • Giảm mật độ xương, gia tăng nguy cơ gãy xương
  • Tăng nguy cơ ung thư họng và thực quản
  • Sút cân
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Thấp lùn
  • Quáng gà
  • Xuất huyết
  • Các vấn đề về tâm thần

Khi nào nên cần sự can thiệp của bác sỹ

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng và xin lời khuyên về chế độ ăn đối với căn bệnh celiac của trẻ. Bạn nên gặp bác sỹ trong trường hợp:

  • Các triệu chứng của trẻ không biến mất sau khi thay đổi chế độ ăn.
  • Các triệu chứng của trẻ tiến triển nặng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những người mắc bệnh Celiac có cần uống bổ sung vitamin?

PGS.Ts.Bs.Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Aboutkidshealth
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm