Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc sản khoa sau khi thai chết lưu

Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách điều trị thai chết lưu.

Thai chết lưu là gì?

Mất con trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 của thai kỳ đến khi sinh được gọi là thai chết lưu. Trước tuần thứ 20, trường hợp này thường được gọi là sẩy thai.

Thai chết lưu cũng được phân loại theo thời gian mang thai:

  • 20 đến 27 tuần: thai chết lưu sớm
  • 28 đến 36 tuần: thai chết lưu muộn
  • sau 37 tuần: thai chết đủ tháng

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính có khoảng 24.000 ca thai chết lưu mỗi năm ở Hoa Kỳ.

Một số nguyên nhân khiến thai chết lưu là gì?

Biến chứng khi mang thai và chuyển dạ

Một số trường hợp mang thai có thể khiến tăng nguy cơ thai chết lưu, bao gồm

  • Chuyển dạ sớm, có thể do biến chứng trong thai kỳ
  • Mang thai kéo dài hơn 42 tuần
  • Mang thai nhiều hơn một em bé
  • Tai nạn hoặc chấn thương khi mang thai

Các biến chứng khi mang thai và chuyển dạ thường là nguyên nhân gây thai chết lưu khi chuyển dạ xảy ra trước tuần thứ 24.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai cung cấp cho em bé oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy bất cứ điều gì xảy ra với nhau thai đều khiến em bé gặp nguy hiểm. Các vấn đề về nhau thai có thể là nguyên nhân gây ra gần một phần tư số ca thai chết lưu.

Những vấn đề này có thể bao gồm lưu lượng máu kém, viêm và nhiễm trùng. Một tình trạng khác, nhau bong non, là khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh.

Dị tật bẩm sinh và các tình trạng khác ở trẻ

Ước tính khoảng 1 trong 10 ca thai chết lưu có thể là do dị tật bẩm sinh. Chúng có thể bao gồm:

  • Hạn chế tăng trưởng của thai nhi
  • Bệnh lý di truyền
  • Rh của nhóm máu không tương thích với người mẹ
  • Khiếm khuyết cấu trúc cơ thể

Khiếm khuyết di truyền đã có mặt khi thụ thai. Các dị tật bẩm sinh khác có thể là do yếu tố môi trường nhưng không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân.

Dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hoặc đa dị tật bẩm sinh có thể khiến em bé không thể sống sót.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở mẹ, con hoặc nhau thai có thể dẫn đến thai chết lưu. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây thai chết lưu phổ biến trước tuần thứ 24.

Nhiễm trùng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Nhiễm Virus cytomegalo (CMV)
  • Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm trùng)
  • Mụn rộp sinh dục
  • Bệnh listeriosis
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh toxoplasmosis

Vấn đề về dây rốn

Nếu dây rốn bị thắt nút hoặc bị chèn ép, em bé không thể nhận đủ oxy. Các vấn đề về dây rốn là nguyên nhân gây thai chết lưu có nhiều khả năng xảy ra vào cuối thai kỳ.

Sức khỏe bà mẹ

Sức khỏe của người mẹ có thể góp phần gây ra tình trạng thai chết lưu. Hai tình trạng sức khỏe thường phát sinh vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ là tiền sản giật và tăng huyết áp mạn tính.

Những bệnh lý khác là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh lupus
  • Béo phì
  • Bệnh huyết khối
  • Rối loạn tuyến giáp

Thai chết lưu không rõ nguyên nhân

Thai chết lưu không rõ nguyên nhân có nhiều khả năng xảy ra vào cuối thai kỳ. Có thể rất khó để chấp nhận việc này, nhưng điều quan trọng là bạn đừng tự trách mình.

Có yếu tố nguy cơ nào dẫn đến thai chết lưu không?

Thai chết lưu có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng các yếu tố nguy cơ có thể ở người mẹ bao gồm:

  • Có bệnh lý sức khỏe, chẳng hạn như tăng huyế áp hoặc tiểu đường
  • Béo phì
  • Là người Mỹ gốc Phi
  • Tuổi quá nhỏ hoặc lớn hơn 35 tuổi
  • Đã có thai chết lưu trước đó
  • Trải qua chấn thương hoặc căng thẳng cao độ trong thời điểm mang thai trước khi sinh
  • Thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà bầu trước khi sinh
  • Sử dụng thuốc lá, cần sa, thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc bất hợp pháp khi mang thai có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ thai chết lưu.

Các dấu hiệu và triệu chứng là gì?

Bạn có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp là đau quặn bụng, đau hoặc chảy máu từ âm đạo. Một dấu hiệu khác là em bé của bạn ngừng cử động.

Khi đến tuần thứ 26 đến tuần thứ 28, bạn có thể bắt đầu đếm số lần em bé đạp hàng ngày. Tần suất này ở các bé là khác nhau, vì vậy bạn sẽ muốn biết tần suất em bé của bạn cử động.

Nằm nghiêng về bên trái và đếm những cú đá, lăn và thậm chí cả những cú rung. Ghi lại số phút bé cử động được 10 lần. Lặp lại điều này mỗi ngày cùng một lúc.

Nếu hai giờ trôi qua mà em bé của bạn không cử động được 10 lần hoặc nếu đột nhiên cử động ít hơn mọi ngày, hãy tới gặp bác sĩ.

Thai chết lưu được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm để kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Hình ảnh siêu âm có thể xác nhận rằng tim đã ngừng đập và em bé không cử động.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Nếu bác sĩ xác định con bạn đã chết, bạn sẽ cần thảo luận về các lựa chọn của mình. Nếu bạn không làm gì, quá trình chuyển dạ có thể sẽ tự bắt đầu trong vòng vài tuần.

Một lựa chọn khác là gây chuyển dạ. Kích thích chuyển dạ ngay lập tức có thể được khuyến nghị nếu bạn có vấn đề về sức khỏe. Bạn cũng có thể thảo luận về việc sinh mổ.

Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn làm sau khi sinh con. Bạn có thể muốn dành thời gian một mình và bế con. Một số gia đình muốn tắm, mặc quần áo cho em bé hoặc chụp ảnh.

Đây là những quyết định rất cá nhân, vì vậy hãy cân nhắc điều gì phù hợp với bạn và gia đình bạn. Đừng ngần ngại nói với bác sĩ về những gì bạn muốn làm.

Xác định nguyên nhân

Khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ, bác sĩ có thể thực hiện chọc ối để kiểm tra nhiễm trùng và tình trạng di truyền. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho em bé, dây rốn và nhau thai. Khám nghiệm tử thi cũng có thể cần thiết.

Cơ thể bạn mất bao lâu để hồi phục?

Thời gian phục hồi thể chất phụ thuộc vào một số yếu tố, nhưng thường mất từ ​​sáu đến tám tuần. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trong vấn đề này, vì vậy hãy cố gắng đừng đánh giá bản thân dựa trên trải nghiệm của người khác.

Việc sinh nhau thai sẽ kích hoạt hormone sản xuất sữa của bạn. Bạn có thể tiết sữa từ 7 đến 10 ngày trước khi ngừng hẳn. Nếu điều này làm bạn khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc ngăn tiết sữa.

Quản lý sức khỏe tâm thần của bạn sau khi thai chết lưu

Bạn vừa trải qua một mất mát đáng kể, bất ngờ và bạn sẽ cần thời gian để có thể nguôi ngoai. Không thể đoán trước được bạn sẽ mất bao lâu để vượt qua nỗi đau này.

Điều quan trọng là bạn không nên đổ lỗi cho bản thân hoặc cảm thấy cần phải “vượt qua nó”. Hãy đau buồn theo cách riêng của bạn và trong thời gian riêng của bạn. Thể hiện cảm xúc của bạn với bạn đời và những người thân yêu khác.

Việc ghi lại cảm xúc của bạn cũng có thể hữu ích. Nếu bạn không thể chịu đựng được, hãy tới gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Hãy đến gặp bác sĩ để biết các triệu chứng trầm cảm sau sinh, chẳng hạn như:

  • Trầm cảm hàng ngày
  • Mất hứng thú với cuộc sống
  • Thiếu cảm giác thèm ăn
  • Không thể ngủ được
  • Gặp khó khăn trong các mối quan hệ

Nếu bạn cởi mở, hãy chia sẻ câu chuyện của mình và học hỏi từ những người khác, những người hiểu những gì bạn đang trải qua trên mạng xã hội hoặc những cộng đồng có những người mẹ gặp phải tình trạng giống bạn.

Làm thế nào để giúp đỡ người thân sau khi thai chết lưu?

Điều cực kỳ quan trọng là bạn không giảm thiểu sự mất mát hoặc nuôi dưỡng cảm giác tội lỗi của người đó bằng bất kỳ cách nào. Họ đang đau buồn về đứa con đã mất, vì vậy đừng nói về việc mang thai trong tương lai trừ khi họ nhắc đến chuyện đó trước.

Điều họ cần lúc này là lòng nhân ái và sự hỗ trợ. Gửi lời chia buồn chân thành như cách bạn làm với bất kỳ ai đã mất người thân - bởi vì đó là điều đã xảy ra. Đừng cố gắng thay đổi chủ đề. Hãy để họ bày tỏ cảm xúc của mình, ngay cả khi bạn cảm thấy họ đang lặp đi lặp lại.

Khuyến khích họ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều và đi khám đúng hẹn với bác sĩ. Đề nghị giúp đỡ các công việc gia đình trong vài tuần đầu tiên. Hoặc đơn giản, chỉ cần ở đó vì họ.

Bạn có thể mang thai lần nữa sau khi thai chết lưu không?

Có, bạn có thể mang thai thành công sau khi thai chết lưu.

Mặc dù bạn có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn so với những người chưa từng sinh con chết lưu, nhưng khả năng sinh con chết lưu lần thứ hai chỉ là khoảng 3%.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bạn sẵn sàng về mặt thể chất để mang thai lần nữa, nhưng chỉ bạn mới biết khi nào bạn đã sẵn sàng về mặt cảm xúc.

Bạn cũng có thể quyết định việc mang thai lần nữa là không phù hợp với mình và điều đó cũng không sao cả. Bạn có thể quyết định xem xét việc nhận con nuôi hoặc bạn có thể chọn không sinh thêm con nữa. Bất cứ quyết định nào bạn đưa ra sẽ là quyết định đúng đắn cho bạn.

Thai chết lưu có thể được ngăn chặn hay không?

Nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn nên không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thai chết lưu. Nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm thiểu rủi ro:

  • Hãy kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai lần nữa. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, hãy làm việc với bác sĩ để quản lý và theo dõi bệnh trong thai kỳ.
  • Nếu nguyên nhân của thai chết lưu trước đó là do di truyền, hãy gặp chuyên gia tư vấn di truyền trước khi mang thai lần nữa.
  • Không hút thuốc hoặc sử dụng rượu, cần sa hoặc các loại thuốc khác khi đang mang thai. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn bị chảy máu hoặc có dấu hiệu rắc rối khác khi mang thai.

Một trong những điều quan trọng hơn bạn có thể làm là được chăm sóc tốt trước khi sinh. Nếu bạn đang mang thai và được coi là có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ theo dõi bạn thường xuyên hơn. Nếu em bé của bạn có dấu hiệu nguy kịch, các biện pháp khẩn cấp, chẳng hạn như sinh sớm, có thể được chỉ định để cứu sống em bé.

Bác sĩ Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm