Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cắt tầng sinh môn - Bí kíp sinh nở an toàn

Trong một số trường hợp, cắt tầng sinh môn là 1 thủ thuật cần thiết hỗ trợ quá trình sinh nở.

Chào đón một thiên thần nhỏ chào đời không phải lúc nào cũng là một quá trình dễ dàng và êm xuôi. Đôi khi, quá trình sinh nở có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi can thiệp y tế nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Một trong những thủ thuật phổ biến được áp dụng là phẫu thuật cắt tầng sinh môn, giúp tạo ra không gian lớn hơn để em bé chui ra ngoài. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng cần đến thủ thuật này, nhưng hiểu rõ về nó sẽ giúp các bà mẹ tương lai chuẩn bị tâm lý và nắm bắt thông tin cần thiết, đồng thời gạt đi những e ngại hay lo lắng không đáng có.

Cắt tầng sinh môn là một thủ thuật phẫu thuật nhằm mở rộng âm đạo khi sinh con. Trong quá trình chuyển dạ, đáy chậu của bạn - vùng da và cơ giữa âm đạo và hậu môn - sẽ được gây tê sau một mũi tiêm. Sau đó, một đường rạch nhỏ, thẳng sẽ được thực hiện ở giữa đáy chậu. Ngoài ra, vết mổ có thể được thực hiện ở góc chéo - một vết cắt ít có khả năng làm rách hậu môn hơn vết mổ thẳng, nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn để lành lại. Sau khi ca sinh nở hoàn thành, bác sĩ sẽ khâu kín vết mổ.

Lý do phẫu thuật cắt tầng sinh môn

Mặc dù các nghiên cứu gần đây cho thấy sinh con không cắt tầng sinh môn là tốt nhất cho hầu hết phụ nữ chuyển dạ, nhưng có một số trường hợp nhất định mà thủ thuật này có thể cần thiết. Ví dụ, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể quyết định bạn cần phẫu thuật cắt tầng sinh môn nếu:

  • Đầu hoặc vai của bé quá lớn để lọt qua lỗ âm đạo của mẹ
  • Bạn hoặc em bé của bạn đang gặp vấn đề và việc sinh nở cần phải được đẩy nhanh
  • Em bé của bạn ở tư thế ngôi mông (chân hoặc mông của bé thò ra trước) và có biến chứng
  • Bạn không thể rặn đúng cách

Rủi ro khi cắt tầng sinh môn

Cắt tầng sinh môn có thể dẫn đến một số biến chứng khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Những vết rách lớn từ vết mổ có thể kéo dài qua hậu môn
  • Chảy máu và tụ máu tầng sinh môn, tụ máu ở các mô tầng sinh môn
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau vùng đáy chậu

Nếu bạn lo lắng về những rủi ro này, có một số bước có thể thực hiện để giảm nguy cơ phải phẫu thuật cắt tầng sinh môn, chẳng hạn như:

  • Thực hành bài tập Kegel trước khi sinh
  • Xoa bóp đáy chậu trong 6 tuần trước khi đến ngày sinh dự kiến
  • Tập các bài tập kiểm soát hơi thở và tìm hiểu về rặn đúng cách khi chuyển dạ

Chăm sóc và chữa lành vết cắt tầng sinh môn

Sau sinh nở có cắt tầng sinh môn, hãy đợi 6 tuần trước khi bạn làm bất kỳ hoạt động nào có thể làm đứt vết khâu, bao gồm sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục và thụt rửa. Để giảm đau tại vết mổ, bạn có thể:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen, kem bôi và thuốc xịt gây tê cục bộ
  • Tắm nước ấm, sạch sẽ (đợi ít nhất 24 giờ sau khi sinh)
  • Chườm đá ngay sau khi sinh

Để tránh đau khi đi đại tiện sau sinh, hãy uống thuốc làm mềm phân, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Tắm trong chậu lớn hoặc bồn tắm để nước bao phủ vùng âm đạo của bạn có thể giúp tăng tốc độ hồi phục. Hãy nhớ lau khô cẩn thận sau khi tắm. Ngoài ra, hãy đảm bảo giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo, đồng thời tránh sử dụng giấy vệ sinh (hãy dùng bình xịt nước ấm và lau khô bằng gạc sạch).

Tóm lại, phẫu thuật cắt tầng sinh môn đôi khi là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn trong quá trình chào đời của em bé. Với sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và tâm lý, các mẹ sẽ có thể vượt qua giai đoạn chuyển dạ khó khăn này một cách bình tĩnh và tự tin hơn. Quan trọng là trong suốt thời gian mang thai và sinh nở, các mẹ hãy luôn lắng nghe và tuân thủ lời khuyên của đội ngũ y tế để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm