Cùng với sự phát triển của trẻ, việc mọc răng sớm hay muộn vài tháng ở trẻ cũng là điều bình thường. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng có thể do một số yếu tố như trẻ sinh non, nhẹ cân, chế độ ăn của trẻ chưa hợp lý hoặc chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá mức...
Tuy nhiên, điều quan trọng là chăm sóc răng miệng cho trẻ cần bắt đầu ngay từ khi trẻ mọc răng sữa - là những chiếc răng mọc trong thời kỳ bú mẹ (dưới 30 tháng) còn được gọi là răng tạm thời rồi được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Công dụng của răng sữa
Răng sữa bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc 6-8 tháng tuổi, sau đó trung bình cứ 4 tháng sẽ mọc các răng tiếp theo.
Số lượng răng sữa đầy đủ là 20 cái (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới) khi bé được 24-30 tháng. Mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ, 2 răng hàm lớn.
Răng sữa có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu ăn thức ăn bổ sung đa dạng; nhờ có răng, trẻ có thể nhai, cắn thức ăn, giúp cho xương hàm phát triển bình thường.
Thông thường, một răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm. Sau đó chân răng bắt đầu tiêu dần, nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên không mọc ngay được, lỗ nhổ răng đó bị bịt lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.
Răng sữa giữ chỗ trên xương hàm cho các răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Mặt khác, nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng... Như vậy, răng sữa đóng vai trò lớn trong việc tiêu hóa, phát âm và vẻ đẹp hình thể của trẻ sau này.
Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ
Thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng không đúng cách ở răng sữa có thể ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn. Do đó, cha mẹ cần chăm sóc răng sữa của trẻ thật cẩn thận. Khi bé mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng, cha mẹ có thể cho bé uống nước sau ăn để tráng miệng. Dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để lau miệng, răng, lợi cả bên trong lẫn bên ngoài cho trẻ.
Trẻ nhỏ thường thích mút tay hoặc ngậm ti giả, trẻ sẽ không cho đồ chơi vào miệng hoặc ngủ ngon nên các bậc cha mẹ yên tâm và không chú ý nhưng trong thực tế, khi còn bé, nhìn bên ngoài xương hàm của trẻ giống như một khối liền với lợi và được mô mềm che phủ, thực ra bên trong có thể các xương hàm chưa ráp nối xong còn hở ở đường giữa.
Đây chính là điểm yếu của xương. Khi trẻ mút tay hay ngậm ti giả động tác mút sẽ đẩy các xương hàm chưa liền thành một khối ra phía trước gây hô xương và có thể làm hô răng rất xấu.
Sau khi răng đã hình thành, việc dạy cho trẻ tự biết chăm sóc răng miệng là một việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Đánh răng kỹ hằng ngày: đánh răng sau bữa ăn hoặc sau khi ăn đồ ngọt. Ngay cả khi cho trẻ ăn đêm bằng sữa bột phải súc miệng bằng nước lọc nếu không trẻ sẽ bị sâu răng. Qua một đêm, lượng bột, đường trong miệng sẽ lên men và làm hư men răng.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phải chọn bàn chải có lông mềm, kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Thuốc đánh răng dành cho trẻ em. Ðánh răng đúng cách là đánh từ trên xuống dưới theo chiều dọc thân răng, không đánh răng theo chiều ngang từ bên này sang bên kia.
Xoay tròn bàn chải và đánh kỹ tất cả các mặt răng, cả trong lẫn ngoài, cả trên lẫn dưới; Khám răng định kỳ cho trẻ ở các cơ sở y tế 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng ở trẻ; Cần chú ý tuổi thay răng sữa của trẻ để nhổ răng đúng tuổi, tránh mọc lệch lạc răng vĩnh viễn. Mỗi răng sữa có tuổi thay răng khác nhau. Răng sắp thay có dấu hiệu lung lay, lợi xung quanh không phù nề. Chú ý: 2 răng số 6 hàm dưới là răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ do đó cần chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ có thể lực tốt, điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng là góp phần dự phòng các bệnh về răng miệng cho trẻ.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh