Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc da mụn từng bước: Đơn giản nhưng hiệu quả

Ai cũng biết các bước chăm sóc da mụn cơ bản tại nhà là: Làm sạch da, dưỡng ẩm, chống nắng, sử dụng sản phẩm đặc trị mụn, tẩy tế bào da chết và bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, còn các bước chăm sóc da mụn khác dựa vào vòng đời của mụn trứng cá mà bạn nên tìm hiểu ngay.

Bạn đã biết các bước chăm sóc da mụn theo vòng đời của mụn trứng cá?

Vòng đời của mụn trứng cá có thể kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí còn lâu hơn. Mặc dù cũng tuân theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”, nhưng bạn hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình này nếu có một hệ thống miễn dịch tốt và các bước điều trị mụn đúng cách.

Dưới đây là các bước chăm sóc da mụn dựa theo các giai đoạn của mụn trứng cá:

Giai đoạn bắt đầu

Tuyến bã nhờn trong lỗ chân lông tăng sản xuất dầu/nhờn dẫn tới việc giảm lưu thông dầu trong lỗ chân lông. Các tế bào chết, dầu, bụi bẩn... tích tụ trong lỗ chân lông, gây bít tắc, ngăn cản oxy đi vào lỗ chân lông.

Đó là lý do vì sao bạn nên làm sạch da, rửa mặt mỗi ngày. Đối với làn da dầu và bị mụn trứng cá, bạn nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày: Trước và sau khi ngủ dậy. Bạn không nên rửa mặt quá nhiều lần trong ngày. Bởi lẽ, việc làm này có thể làm da khô, khiến da phải tạo nhiều dầu hơn để bù đắp và dẫn tới nhiều mụn trứng cá hơn.

Bạn nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa nhiều xà phòng, hóa chất tẩy rửa, vì chúng có thể tẩy dầu tự nhiên khỏi da, khiến da dễ bị kích ứng, dị ứng và viêm. Hãy chọn mua sữa rửa mặt dán nhãn non-soap hay soap-free, soapless.

Giai đoạn phát triển

Không có đủ oxy, vi khuẩn gây mụn trứng cá là Propionibacterium acne sẽ tăng trường và gây nhiễm trùng trong lỗ chân lông. Đo đó, bề mặt lỗ chân lông bị sưng đỏ gây nên mụn sần (papule). Nhưng đừng quá lo lắng, các tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ tiêu diệt vi khuẩn này.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Để thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp chăm sóc da mụn dễ dàng, hãy ghi nhớ:

- Nói không với stress

- Cắt giảm thực phẩm nhiều dầu mỡ và carbohydrate, không uống rượu bia, tránh xa đồ ăn vặt và thực phẩm chế biễn sẵn, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả...

- Không sờ lên da hay nặn mụn trứng cá bằng tay bẩn

- Không hút thuốc lá

- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

- Ngủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm

- Tránh ánh nắng mặt trời và bụi bẩn hay các yếu tố ô nhiễm khác

- Thải độc cơ thể một cách khoa học

Nếu bạn bị mụn trứng các do vấn đề mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là mụn trứng cá ở nữ giới, hãy sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung nội tiết tố có thành phần: Chiết xuất mầm đậu nành, lợi khuẩn, kẽm, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung…

Giai đoạn tiêu biến/chết

Các tế bào bạch cầu chết sẽ tích tụ trong lỗ chân lông cùng với các mảnh vụn và chất lỏng khác. Từ đó hình thành nên mụn đầu trắng chứa mủ gọi là mụn mủ (pustule). Theo thời gian, các nốt mụn trứng cá tự lành, tạo thành vảy. Khi vảy bung sẽ để lại sẹo. Tùy vào cơ địa da và cách chăm sóc da, sẹo sẽ mờ đi nhanh hay chậm.

Bạn có thể bổ sung thêm dưỡng chất để thúc đẩy quá trình tiêu biến mụn lành mạnh, đặc biệt là các chất:

- Vitamin A: Giúp làm lành và phục hồi các tổn thương trên da

- Vitamin C: Chống lão hóa và phục hồi tế bào

- Vitamin E: Chống khô da và chống lão hóa

- Kẽm: Bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV và giảm kích ứng mụn trứng cá

- Omega-3: Chống viêm

Lưu ý: Nếu quá trình chăm sóc da mụn tại nhà không mang lại kết quả tích cực, hãy đi khám da liễu để có được cách điều trị mụn trứng cá toàn diện và hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Vì sao nắng nóng da dễ nổi mụn trứng cá?

Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

Xem thêm