Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt amidan

Dù đã được thực hiện từ rất lâu, đến nay cắt amidan vẫn là một phẫu thuật thường dùng và được đánh giá là một trong những phẫu thuật quan trọng nhất ở trẻ em

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cắt amidan

Hầu hết trẻ sẽ không cần phải cắt amidan. Một vài trẻ phải thực hiện phẫu thuật cắt amidan khi mà bản thân amidan bị viêm quá mức, tái đi tái lại nhiều lần và không còn hiệu quả bảo vệ cho trẻ nữa.

Amidan gồm 3 khối mô: amidan lưỡi, amidan hầu (adenoid), và amidan vòm miệng. Amidan là những mô lymphô được che phủ bởi tế bào biểu mô đường hô hấp, tạo thành những hốc. Ngoài việc sản xuất ra bạch cầu lympho, các amidan còn tích cực tổng hợp các globulin miễn dịch (immunoglobulin) do vậy Amidan được xem là đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch của cơ thể trẻ. Amidan được ví như một "pháo đài" bảo vệ ở cửa ngõ đường hô hấp của trẻ, ngăn chặn và tiêu diệt các nhiễm trùng xâm nhập qua đường hô hấp.

Amidan khoẻ mạnh góp phần tích cực trong cơ chế miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng xâm nhập, nhưng khi amidan bị viêm nhiễm, vai trò này sẽ giảm xuống rất nhiều. Amidan nhiễm bệnh sẽ giảm vận chuyển bạch cầu để tiêu hủy kháng nguyên xâm nhập, giảm sản xuất kháng thể xuống dưới mức bình thường, và trở thành ổ nhiễm khuẩn mạn tính. Khi amidan có dấu hiệu sưng to, tái phát nhiều lần thì có thể đã tới lúc cần phải cắt bỏ.

Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Con bạn có thể đã có một khối hạch vòm vọng lớn ngay từ khi mới sinh ra, hoặc ở một số trẻ khác có thể là hậu quả của quá trình viêm nhiễm quá nhiều lần. Khi khối amidan bị sưng to sẽ gây nên sự bít tắc đường thông khí làm cho trẻ khó thở, nhất là vào ban đêm khi trẻ đang ngủ. Do vậy, việc phẫu thuật loại bỏ amidan là cần thiết để cải thiện tình trạng này.

Amidan quá lớn cũng có thể gây ảnh hưởng đến liên kết giữa phần tai giữa và tai sau. Nếu con bạn thường xuyên bị viêm tai, việc cắt bỏ amidan có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm.

Trước phẫu thuật

Thông thường, trong vòng vài giờ trước phẫu thuật, không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì. Hãy chú ý hỏi kỹ bác sỹ những thông tin sau:

  • Ngày và giờ phẫu thuật
  • Thời điểm trẻ phải ngừng ăn, uống
  • Những điều cần ghi nhớ khác theo chỉ định của bác sỹ

Trong khi phẫu thuật

Bác sỹ sẽ gây mê cho trẻ để đảm bảo trẻ ngủ hoàn toàn trong suốt cuộc phẫu thuật mà không cảm thấy đau đớn và cũng không ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Trong khi trẻ đang được gây mê, bác sỹ sẽ cắt bỏ amidan và lấy nó ra khỏi miệng của trẻ. Đây được coi là một tiểu phẫu và thường được tiến hành trong thời gian từ 20 đến 45 phút.

Sau phẫu thuật

Chăm sóc hồi sức sau phẫu thuật: trẻ sẽ được đưa đến phòng hồi sức và nằm trong đó khoảng 1 giờ rồi được chuyển sang phòng chăm sóc. Tại phòng chăm sóc, trẻ sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi nhân viên y tế. Đồng thời, gia đình và người chăm sóc trẻ được khuyến cáo theo dõi trẻ thường xuyên và thông báo với bác sỹ nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

  • Trẻ sẽ được kiểm tra thân nhiệt thường xuyên. Và trẻ có thể sẽ vẫn phải truyền dịch tĩnh mạch nếu bác sỹ thấy cần thiết.
  • Trẻ có thể phải uống thuốc giảm đau nếu cần. Nhân viên y tế sẽ kiểm tra thường xuyên nếu trẻ có triệu chứng nôn hay xuất huyết.
  • Sau phẫu thuật, trẻ có thể khạc nhổ hoặc nôn ra chất lỏng màu nâu đặc nếu trẻ có nuốt phải những cục máu trong hoặc sau phẫu thuật. Điều này là rất bình thường. Nếu trẻ vẫn bị khạc nhổ, nôn mửa không ngừng, bác sỹ sẽ truyền thuốc qua đường truyền dịch để giúp làm giảm những triệu chứng trên dạ dày.
  • Trẻ được khuyến khích uống nhiều nước: ban đầu trẻ chỉ nên uống chậm từng ngụm nước nhỏ.
  • Khi trẻ đã hoàn toàn tỉnh táo, trẻ có thể sử dụng phòng vệ sinh (cần có sự hỗ trợ từ người khác). Nên cho trẻ dậy khỏi giường, đi lại sớm.

Kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật: nếu trẻ bị đau sau phẫu thuật, các bác sỹ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol... được tiêm truyền theo đường tĩnh mạch hay thuốc uống dưới dạng dung dịch.

Trẻ có thể xuất viện trong ngày: hầu hết trẻ có thể xuất viện sau 3 tiếng trong phòng chăm sóc. Một số trẻ khác đôi khi cần ở lại bệnh viện để theo dõi thêm một thời gian. Bạn nên đưa trẻ về nhà bằng ô tô hay taxi. Để đảm bảo an toàn và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không nên sử dụng xe máy hay các phương tiện công cộng như xe bus.

Chăm sóc trẻ tại nhà

Khi trẻ bị đau: Hãy làm theo các bước sau:

  • Cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol. Sau phẫu thuật, bác sỹ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho trẻ để sử dụng tại nhà. Do vậy, hãy tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng sử dụng cho trẻ. Tuy các thuốc giảm đau khá hiệu quả trong việc giảm đau nhưng sử dụng không hợp lý có thể mang lại những hậu quả khôn lường. Hãy sử dụng đúng liều lượng và đường sử dụng ghi trên nhãn phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Khi sử dụng thuốc giảm đau, nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về nhịp thở hay trẻ dễ buồn ngủ, hãy ngừng việc dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sỹ. Nếu trẻ lơ mơ, ngủ gà và không có biểu hiện đáp lại khi bạn gọi, hỏi, cần phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
  • Không nên cho trẻ sử dụng thuốc không kê đơn có tác dụng an thần khi đang sử dụng các thuốc giảm đau, ví dụ như thuốc chống ngạt mũi hay thuốc kháng histamine.
  • Không nên cho trẻ sử dụng ibuprofen hay aspirin khoảng 2 tuần sau phẫu thuật. Những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết hậu phẫu. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Chế độ dinh dưỡng

Uống nhiều nước là điều rất quan trọng sau phẫu thuật cắt bỏ amidan. Hãy cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Khi trẻ có thể uống các dịch lỏng mà không bị nôn mửa thì lúc này có thể cho trẻ ăn thêm các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Sau một thời gian, trẻ có thể hoàn toàn quay trở lại với việc ăn uống bình thường.

Chăm sóc miệng

Hướng dẫn trẻ súc miệng sạch bằng nước ấm và chải răng thật nhẹ nhàng.

Ảnh minh họa.

Dạy trẻ cách hắt hơi với miệng mở rộng. Không nên cho trẻ hỉ mũi ít nhất là 1 tuần sau phẫu thuật. Sử dụng khăn giấy để thấm làm sạch mũi nếu trẻ bị chảy nước mũi.

Để giúp trẻ thở thật thoải mái, bạn có thể mua một chiếc máy phun sương tạo độ ẩm.

Trong giai đoạn này, trẻ phát âm có đôi chút khó khăn. Bạn có thể nghe giọng nói của trẻ dường như bị ngạt mũi. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể diễn biến từ vài tuần cho tới 3 tháng.

Các hoạt động khác

Trẻ nên dừng hoạt động mạnh trong khoảng 2-3 ngày sau phẫu thuật. Hãy hỏi bác sỹ khi nào là thời điểm thích hợp cho trẻ vận động hoặc chơi thể thao trở lại.

Trẻ vẫn có thể tắm và gội như bình thường.

Nên cách ly trẻ với những người bị mắc các bệnh nhiễm trùng hay cảm lạnh.

Trẻ có thể quay lại trường học khoảng 5 ngày sau phẫu thuật. Bạn không nên cho trẻ đi du lịch xa trong khoảng 2 tuần.

Trẻ có thể cần khám lại

Bác sỹ sẽ yêu cầu trẻ đến kiểm tra lại trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật để phát hiện sớm nếu trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì cần sự can thiệp của bác sỹ.

Khi nào nên đi khám bác sỹ

Hãy cho trẻ đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Sốt cao trên 38,50C.
  • Nôn mửa, khạc nhổ không ngừng hoặc nôn ra máu tươi, nhiều máu.
  • Đau nặng hơn.
  • Không muốn uống nước.
  • Bí tiểu trong vòng 12 tiếng sau phẫu thuật.
  • Chảy máu ở miệng, mũi.

Nếu trẻ bị xuất huyết hay khó thở, đừng chần chừ đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên làm phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em?

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Viêt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm