Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cập nhật thông tin dịch COVID-19 ngày 14/3/2022

Số liệu được công bố bởi WHO, CDC và Bộ Y Tế tính đến hết ngày 13/3/2022.

Trên toàn thế giới:

  • Tổng số 452.201.564 ca nhiễm tích lũy, tử vong 6.029.852 trường hợp
  • Châu Âu chiếm số lượng nhiều ca nhiễm nhiều nhất với 186.421.626 triệu trường hợp, với tổng 1.900.260 trường hợp tử vong. Đứng thứ 2 là khu vực châu Mỹ với 148.781.017 ca nhiễm bệnh, tử vong 2.661.243 trường hợp. Khu vực Đông Nam Á đứng thứ 3 với 56.385.038 ca nhiễm và tử vong 768.264 trường hợp. Các khu vực Tây Thái Bình Dương, Đông Địa Trung Hải và Châu Phi chiếm các vị trứ thứ 4, 5 và 6 với số ca mắc và tử vong lần lượt là 30.746.442-191.749, 21.384.916-337.780 và 8.481.781-170.543.
  • Quốc gia có số lượng ca mắc nhiều nhất là Hoa Kỳ với 78.739.443 trường hợp, tử vong 958.659 trường hợp. Xếp sau Hoa Kỳ là Ấn Độ và Brazil với số ca mắc lần lượt là 42.984.261 ca và 29.249.903 ca, tử vong lần lượt là 515.714 ca và 654.086 ca.
  • Phân chia theo khu vực thu nhập, các nước thu nhập cao có tỉ lệ người mắc và tử vong cao nhất. Các nước có thu nhập trung bình khá, trung bình và thu nhập thấp lần lượt xếp sau.
  • Tổng số liều vaccine đã tiêm trên toàn cầu tính đến ngày 20/2/2022: 10.407.359.583 liều.

Số liệu toàn cầu được WHO cập nhật thường xuyên, có thể theo dõi tại đây: https://covid19.who.int/table

Tại Việt Nam:
  • Việt Nam xếp thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ về số ca nhiễm bệnh. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.112.648 ca mắc COVID-19, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 61.879 ca nhiễm). Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
  • Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.163.571 ca.
  • Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao: Hà Nội (808.384), TP. Hồ Chí Minh (568.772), Bình Dương (339.051), Bắc Ninh (224.142), Nghệ An (216.172).
  • Tính từ 16h ngày 12/3 đến 16h ngày 13/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 166.968 ca nhiễm mới tại 62 tỉnh, thành phố (có 100.536 ca trong cộng đồng).
  • Hà Nội vẫn là địa phương có số mắc cao nhất với 29.269 ca- giảm so với ngà trước đó; tiếp đến là Nghệ An 10.243 ca, Đắk Lắk ở vị trí thứ 3 với 7.569 ca, Phú Thọ là 6.534 ca, Bắc Ninh 6.417 ca.
  • Ngoài ra có 42 tỉnh, thành phố khác ghi nhận số ca mắc mới từ 1.000- hơn 4.000 ca/ ngày.

Số liệu về các ca mắc bệnh được công bố tại đây: https://covid19.gov.vn/

  • Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.368.920 liều.
  • Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.133.205 liều: Mũi 1 là 70.911.338 liều; Mũi 2 là 67.810.841 liều; Mũi 3 là 1.493.137 liều; Mũi bổ sung là 14.459.451 liều; Mũi nhắc lại là 28.458.438 liều.
  • Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.042 liều: Mũi 1 là 8.748.687 liều; Mũi 2 là 8.297.355 liều.
  • Các địa phương có tỉ lệ tiêm cao nhất là Thái Nguyên (193,43%), Bắc Giang (186,06%) và Thái Bình (180,99%). Các tỉnh có tỉ lệ tiêm thấp nhất là Kiên Giang (106,11%), Đồng Tháp (123,68%) và Bình Dương (124,35%).

Số liệu tiêm chủng của cả nước được công bố tại đây: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal

Tham khảo thêm thông tin tại: Hậu COVID: triệu chứng và phục hồi

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm