Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao không nên sử dụng ivermectin để điều trị COVID-19?

Ivermectin hiện đang được truyền tai nhau có khả năng điều trị COVID-19. Vậy thực sự loại thuốc này là gì và liệu có khả năng phòng và điều trị COVID-19 hay không? Hãy cùng tìm hiểu!

Ivermectin là một loại thuốc được sử dụng để điều trị hoặc dự phòng nhiễm kí sinh trùng ở động vật. Loại thuốc này đã từng được quan tâm chú ý trong đại dịch COVID-19 vì một công ty dược phẩm ở Nhật nói rằng Ivermectin có tác dụng chống virus thông qua một nghiên cứu không phải lâm sàng.

Từ đó trở đi, các bài báo, đơn thuốc về ivermectin trở nên gây tranh cãi trong suốt cả đại dịch. Mặc dù đã được chấp nhận trong các nghiên cứu nhỏ với liều cụ thể để điều trị các loại giun ký sinh trùng trên người, nhưng loại thuốc này không được FDA cấp phép để điều trị COVID-19. Nguyên nhân là vì FDA đã nhận được rất nhiều báo cáo về các bệnh nhân cần được cấp cứu hoặc nhập viện sau khi sử dụng loại thuốc này tại nhà. Ivermectin có thể gây ra các phản ứng phụ ở người, ví dụ như đau đầu, buồn nôn và thậm chí là co giật.

Các nghiên cứu nói gì về ivermectin?

Ivermectin đã được nghiên cứu như một loại thuốc kháng virus do thuốc có thể ảnh hưởng đến một số quy trình liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của tế bào virus. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm không có sự tham gia của người, ivermectin đã từng được chứng minh có thể ức chế sự sinh sản của virus HIV và virus sốt xuất huyết Dengue. Từ những kết quả này, thuốc được thử nghiệm với virus SARS-CoV-2. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng ivermectin có thể làm giảm tình trạng nhiễm COVID-19 mặc dù cần nhấn mạnh rằng đây chỉ là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (trong ống nghiệm) và không có sự tham gia của người. Kết quả khả quan trong nghiên cứu trong phòng thí nghiệm không có nghĩa là thuốc cũng có hiệu quả trên động vật và trên người. Tuy nhiên một số người lại coi kết quả này đồng nghĩa với việc thuốc có thể điều trị COVID-19. Rất nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới hiện vẫn đang được tiến hành sử dụng ivermectin để điều trị COVID-19 nhưng những kết quả của các nghiên cứu này chưa được công bố. Những kết quả này cần được đánh giá và xuất bản trước khi giới khoa học và y học có thể đưa ra một thông tin nhất quán cuối cùng. Ở thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào đủ mạnh để ủng hộ việc sử dụng ivermectin để điều trị COVID-19 cả.

Phản ứng phụ của ivermectin?

Sử dụng ivermectin liều thấp có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn như đau đầu, buồn nôn, sưng, mẩn đỏ ngoài da và chóng mặt. Một số người còn nhận thấy các thay đổi về thị lực sau khi dùng thuốc. Ivermectin cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu.

Sử dụng ivermectin liều cao có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Thuốc có thể gây độc đối với não và gây ra các triệu chứng về thần kinh như lú lẫn và khó đi lại. Quá liều ivermectin có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong. Đã có những báo cáo về các trường hợp ngộ độc ivermectin khi sử dụng không có sự giám sát của bác sĩ.

Ngoài ra, ivermectin cũng được sử dụng trên động vật và thuốc sử dụng cho động vật khác với thuốc sử dụng cho người. Cho nên, nếu chẳng may sử dụng nhầm loại thuốc dành cho động vật, sẽ có hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, do thiếu các bằng chứng ủng hộ việc sử dụng ivermectin cũng như việc sử dụng thuốc đem đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, nên việc sử dụng ivermectin trong phòng và điều trị COVID-19 không được khuyến cáo. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hậu COVID: triệu chứng và phục hồi

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm