Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh báo dấu hiệu nhận biết cục máu đông

Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Cục máu đông có thể hình thành ở đâu đó trong cơ thể, khi nó xuất hiện không đúng lúc, đúng nơi sẽ khiến dòng máu gặp rào cản gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn dẫn đến những hậu quả và biến chứng khác nhau.

Chân sưng tấy, màu đỏ và nóng có thể là dấu hiệu có cục máu đông tại đây.

Cách nhận biết cục máu đông ở các cơ quan khác nhau

Tùy vào vị trí cục máu đông xuất hiện mà có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau. Ghi nhớ những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện cục máu đông sớm, từ đó dễ dàng phòng ngừa đột quỵ.

Dấu hiệu cục máu đông ở tim

Khi cục máu đông xuất hiện ở tim, người bình thường có các dấu hiệu đặc trưng cần lưu ý như: Cảm thấy đau ngực dữ dội, cánh tay đau và nhức mỏi, cơ thể đổ nhiều mồ hôi và khó thở.

Dấu hiệu cục máu đông ở các chi

Cục máu đông ở tay, chân thường là huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có những dấu hiệu như: Sưng tấy ở tay chân vùng có cục máu đông đi qua; Cánh tay hoặc chân chuyển màu đỏ hoặc xanh, nóng hoặc ngứa; Cảm thấy đau; Chuột rút ở cẳng chân…

Dấu hiệu cục máu đông ở phổi

Cục máu đông ở phổi thường bắt đầu từ một tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân, sau đó vỡ ra và di chuyển đến phổi. Khi đó người bệnh thường có các biểu hiện như: Khó thở, đau ngực, bắt đầu ho, đổ mồ hôi, chóng mặt…

Dấu hiệu cục máu đông ở thận

Cục máu đông ở thận có thể gây cản trở quá trình loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp hoặc thậm chí suy thận. Người bệnh thường có các dấu hiệu như: Đau ở bên bụng, chân hoặc đùi, đi tiểu ra máu, sốt, buồn nôn hoặc nôn, tăng huyết áp, phù chân.

Dấu hiệu cục máu đông ở não

Khi cục máu đông xuất hiện ở não thì người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, liệt mặt, méo miệng, giọng nói ngọng lắp, chân tay khó cử động, yếu nửa người…

Cần làm gì khi cục máu đông xuất hiện?

Khi bạn đã biết bản thân có cục máu đông, việc đầu tiên cần làm là sử dụng các thuốc chống đông máu, thuốc làm tan cục máu đông. Các loại thuốc này thường được bác sĩ kê khi bạn đi khám tại bệnh viện. Lưu ý bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này. Các thuốc chống đông máu thường có tác dụng không mong muốn đó là gây xuất huyết, chảy máu rất nguy hiểm nếu không kiểm soát được.

Tập thể dục thường xuyên cũng là giải pháp giúp bạn ngăn ngừa cục máu đông hình thành thêm. Khi bạn tập thể dục, khí huyết được lưu thông đến khắp các cơ quan trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa sự tắc nghẽn và hình thành cục máu đông. Tập thể dục cũng khiến quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, giúp tim đập nhanh hơn, giảm sự tích tụ mỡ thừa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 triệu chứng "ngầm" cảnh báo về cục máu đông tồn tại trong cơ thể.

Lan Khuê - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Xem thêm