Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cần sa y tế có thực sự giúp người bị đau mạn tính?

Bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của các thành phần hoạt chất cần sa y tế là CBD và tetrahydrocannabinol (THC) vẫn còn những hạn chế. Chúng ta cần những bằng chứng mạnh mẽ hơn về tác dụng của hai thành phần hoạt chất này với sức khỏe.

Năm 1996, California trở thành tiểu bang đầu tiên hợp pháp hóa cần sa y tế. Ngày nay, cần sa đã được sử dụng hợp pháp để điều trị một số vấn đề sức khỏe tại 38 tiểu bang, ba vùng lãnh thổ và Washington, DC. Khi việc hợp pháp hóa đã lan rộng khắp Hoa Kỳ, tỷ lệ người được bác sĩ kê đơn cho phép để sử dụng cần sa đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, tăng từ 1,2% lên 2,5% trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2020.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của các thành phần hoạt chất cần sa y tế là CBD và tetrahydrocannabinol (THC) vẫn còn những hạn chế. Chúng ta cần những bằng chứng mạnh mẽ hơn về liều lượng sử dụng, tác dụng của hai thành phần hoạt chất chính trong cần sa y tế là CBD và tetrahydrocannabinol (THC) xem đâu là loại hiệu quả nhất trong điều trị một số vấn đề sức khỏe, hình thức quản lý nào hoạt động tốt nhất và lý do khiến một số bệnh nhân ngừng điều trị vì không cải thiện triệu chứng.

Một trong những nghiên cứu lớn nhất trong lĩnh vực này đã phân tích dữ liệu từ 3.148 bệnh nhân. Khoảng 54% là nữ và 30% đã đi làm, với độ tuổi trung bình là 56 tuổi. Khoảng 2/3 đối tượng đang sử dụng cần sa để điều trị cơn đau mạn tính không phải do ung thư, tiếp theo là cơn đau do ung thư (6%), chứng mất ngủ (5%) và lo lắng (4,2%). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cần sa y tế mang lại những cải thiện đáng kể khi đo lường chất lượng cuộc sống, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn như số lượng thuốc khác mà người đó đã sử dụng, số lượng bệnh mắc kèm báo cáo, tuổi tác, giới tính và tình trạng việc làm việc điều trị bằng cần sa y tế có liên quan đến sự cải thiện khoảng 6 đến 18 điểm.

Việc sử dụng cần sa y tế theo toa dường như có liên quan đến lợi ích lâu dài trong một loạt các thước đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe khác nhau. Điều này cho thấy sự cải thiện thực sự về sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như chức năng hàng ngày, điều này rất quan trọng đối với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính.

Đọc thêm thông tin tại: Dinh dưỡng cho các bệnh mạn tính

Cần sa y tế có thể có tác dụng phụ không mong muốn

Tổng cộng có 2.919 trường hợp gặp các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng cần sa y tế trong điều trị bệnh đã được báo cáo trong quá trình nghiên cứu và 86 trường hợp nghiêm trọng, trong đó có 2 trường hợp được coi là nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ là khá phổ biến, vậy nên chúng ta cần phải nhận thức được những rủi ro khi kê đơn các thuốc có liên quan đến cần sa y tế. Những rủi ro này cần được cân nhắc trong bối cảnh bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc khác và có thể quyết định lượng cần sa y tế tối đa mà bệnh nhân nên sử dụng là bao nhiêu. Hầu hết các tác dụng phụ khi sử dụng cần sa y tế là tác dụng phụ phổ biến và thoáng qua của THC tetrahydrocannabinol - thành phần trong cần sa dẫn đến trạng thái “phê” và rất ít tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn những điểm chưa hợp lý có thể gây sai sót. Nghiên cứu đã loại bỏ tất cả những người bắt đầu sử dụng cần sa y tế và sau đó không quay lại, con số này có thể đến một nửa số trường hợp. Điều đó có nghĩa là một phần lớn những người “tự loại mình” khỏi nghiên cứu bằng cách không quay lại và không có sự theo dõi nào với những người tham gia này.

Thực sự không có nhiều bằng chứng xác thực về việc liệu cần sa y tế có cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe hay không và do những sai sót trong nghiên cứu này. Một số tác giả đã tiết lộ mối quan hệ tài chính với ngành công nghiệp dược phẩm và cần sa, đồng thời việc thu thập và nghiên cứu dữ liệu được tài trợ bởi một công ty vì lợi nhuận chuyên bán các sản phẩm cần sa y tế.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm