Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 cách để khuyến khích trẻ hoạt động thể chất

Hiện nay, việc tham gia vào các hoạt động thể chất đang giảm đáng kể khi độ tuổi của trẻ tăng lên. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn khuyến khích trẻ tăng cường tham gia hoạt động thể chất.

Lợi ích của hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất có nghĩa là sự chuyển động cơ thể khiến bạn cảm thấy nóng, đổ mồ hôi, thở mạnh. Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khoẻ và tinh thần của trẻ em. Ví dụ, hoạt động thể chất giúp xây dựng và duy trì sức khoẻ xương, cơ và khớp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim. Đồng thời, giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Ngoài những lợi ích đối với cơ thể, hoạt động thể chất còn nâng cao sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ hành vi của trẻ. Từ đó, góp phần giúp trẻ hăng hái, lạc quan hơn, cải thiện thành tích học tập, khả năng tập trung và hành vi. Ngoài ra, việc tham gia hoạt động thể chất còn làm giảm lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, đồng thời thúc đẩy tinh thần đồng đội và tình bạn.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

11 cách để khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất:

Cha mẹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con mình trở nên năng động hơn về thể chất 

  1. Lắng nghe tư vấn từ bác sĩ: bác sĩ có thể giúp bạn hiểu tại sao hoạt động thể chất lại quan trọng. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn và con xác định các môn thể thao hoặc các hoạt động tốt nhất cho con của bạn. 
  1. Tạo niềm vui: giúp con bạn tìm một môn thể thao mà bé yêu thích. Bé càng yêu thích hoạt động nào, bé càng có nhiều khả năng tiếp tục tham gia hoạt động đó. Cả gia đình hãy tham gia cùng con, đó là cách tuyệt vời để dành thời gian ở cùng nhau. 
  1. Chọn một hoạt động phù hợp với sự phát triển: ví dụ, một đứa trẻ 7 hoặc 8 tuổi chưa sẵn sàng để nâng tạ hoặc chạy, nhưng bóng đá, đi xe đạp và bơi lội đều là những hoạt động tuyệt vời cho trẻ ở độ tuổi này. 
  1. Lên kế hoạch trước: đảm bảo con bạn có thời gian và địa điểm thuận tiện để tập thể dục. 
  1. Cung cấp một môi trường an toàn: đảm bảo rằng thiết bị của con bạn và nơi chúng luyện tập hoặc vui chơi đều an toàn. Hãy chắc chắn rằng quần áo của con bạn thoải mái và phù hợp với từng hoạt động. 
  1. Các đồ chơi vận động: trẻ nhỏ dễ dàng tiếp cận với bóng, dây nhảy và các đồ chơi vận động khác. 
  1. Hãy làm gương cho trẻ: nếu cha mẹ thích thể thao và thường xuyên tham gia hoạt động thể thao thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ làm theo như vậy. 
     
  2. Chơi với con: giúp con học một môn thể thao mới hoặc một hoạt động thể chất khác. Hoặc đơn giản là cùng nhau đi dạo hoặc đạp xe. 
  3. Đặt giới hạn: Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm thời gian dành cho TV, xem các video, sử dụng máy tính và trò chơi điện tử mỗi ngày. Sử dụng thời gian rảnh cho các hoạt động thể chất nhiều hơn. 
  1. Dành thời gian để tập thể dục: một số trẻ quá bận bịu với bài tập về nhà và các hoạt động đã lên kế hoạch trước đến nỗi chúng không có thời gian để tập thể dục. 
  1. Đừng lạm dụng các hoạt động: không nên tập thể dục và hoạt động thể chất quá mức đến nỗi bị thương. Nếu vết thương gây đau, con bạn nên giảm tốc độ hoặc thử một hoạt động nhẹ nhàng hơn. Như với bất kỳ hoạt động nào, điều quan trọng là không lạm dụng nó. Nếu việc tập thể dục bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động ở trường học hoặc các hoạt động khác, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. 

Đọc thêm bài viết: Các bệnh lý dễ “tấn công” trẻ vào mùa hè

Tập thể dục cùng với chế độ ăn uống cân bằng sẽ tạo nền tảng cho cuộc sống năng động, khoẻ mạnh. Một trong những điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm là khuyến khích những thói quen lành mạnh ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthy children
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm