Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 thói quen xấu ở trẻ khiến răng miệng bị ảnh hưởng

Sức khỏe răng miệng của trẻ cũng quan trọng như sức khỏe toàn thân. Nếu không theo dõi, chăm sóc đúng cách và có kế hoạch, lộ trình phù hợp có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ.

Nếu trẻ có các thói quen xấu sau đây, bậc phụ huynh nên nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ càng sớm càng tốt, điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về răng khi trẻ trưởng thành.

1Thói quen cắn chặt răng, nghiến răng

 

Nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt hàm răng một cách quá mức các răng ở hai hàm trên và dưới, do sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và dưới, thường diễn ra vào lúc ngủ, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên răng.

Nghiến răng được xem như phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và hiện tượng này xảy ra phần lớn ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích.

Ngoài ra, tật nghiến răng còn gặp khi trẻ bị bệnh động kinh, viêm não hay tiêu hóa. Tật nghiến răng xảy ra ở trẻ còn có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của chúng như răng phát triển không đều, mọc răng...

Hầu hết trẻ bị tật này lúc 6 tháng tuổi khi răng sữa bắt đầu mọc và trẻ hay bị lại lúc trẻ 5 tuổi khi có răng vĩnh viễn mọc. Tuy khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ thường không lâu dài, nhưng tật nghiến răng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ răng hàm.

Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu, ảnh hưởng tới các hệ thống nhai như răng, cơ, hàm và khớp thái dương hàm. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa hoặc gây mòn nhiều răng, dẫn đến cắn sâu.

Nghiến răng nhiều có thể làm nướu và hàm răng thay đổi, gây đau và rối loạn khớp thái dương hàm, nhiều khi gây nhai khó và há miệng khó, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt, tạo ra vẻ mặt mất cân xứng.

Trường hợp trẻ có tật nghiến răng nên cho đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra tình trạng về các khớp cắn, tình trạng viêm nhiễm vùng răng, nướu... Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt đôi khi phải làm khí cụ cho trẻ đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.

7 thói quen xấu thường gặp ở trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng - Ảnh 2.

Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng, dễ gây sâu răng.

(Ảnh minh hoạ)

2. Thói quen thở bằng miệng

Trẻ thở miệng có thể cấu trúc môi trên ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi hoặc do trẻ gặp vấn đề về đường thở. Nếu gặp vấn đề về đường thở, phụ huynh nên cho trẻ đi khám tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp, loại bỏ thói quen thở miệng.

Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng, dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm trẻ sẽ bị hô. Tật thở bằng miệng làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.

3. Thói quen chống cằm

Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua thói quen này, nhưng nếu không nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ sớm, chống cằm có thể làm thay đổi hướng phát triển xương của hàm dưới, làm khuôn mặt trẻ trở nên mất cân xứng.

4. Thói quen ngậm khi ăn

Thói quen này thường gặp ở trẻ mới mọc răng hoặc ở cả trẻ lớn biếng ăn. Ngoài khiến cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, việc ngậm lâu khi ăn có thể làm thức ăn trong miệng chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng và gây sâu răng.

7 thói quen xấu thường gặp ở trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng - Ảnh 3.

Thói quen cắn móng tay, gặm bút, cắn các vật cứng... rất có hại cho răng của trẻ.

(Ảnh minh hoạ)

5. Thói quen cắn móng tay, vật lạ

Các thói quen cắn móng tay, gặm bút, cắn các vật cứng rất có hại, vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, ê, đau răng và giảm độ ngon miệng khi ăn uống, lâu ngày còn có thể làm chết tủy răng và dễ có nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng, gây mất vệ sinh, dễ nhiễm các bệnh giun sán.

6. Thói quen thường xuyên ăn vặt hoặc đồ ngọt

Trẻ nhỏ thường thích các món ăn vặt hoặc đồ ngọt…, điều này không những làm trẻ ngang bụng, dễ bỏ bữa, tăng cân hay béo phì, mà còn khiến trẻ dễ bị sâu răng nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách.

7. Chải răng không đúng cách

Đa số trẻ chỉ chải răng 1 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, mà ít duy trì 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ hoặc chải ngay sau bữa ăn. Bên cạnh đó, nhiều trẻ vẫn chưa biết chải răng đúng cách, chỉ chải qua loa.

Việc này không những tạo cơ hội cho mảng bám, thức ăn thừa còn tích tụ trên răng, mà còn làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu ở trẻ.

Tóm lại

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng. Vì vậy, ngoài việc đưa trẻ đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần, các bậc phụ huynh hãy kết hợp theo dõi, quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con.

Xây dựng các thói quen tốt và nhắc nhở, loại trừ các thói quen xấu, để trẻ luôn có một hàm răng trắng khỏe.

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 sai lầm nghiêm trọng cần tránh trong chăm sóc răng miệng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm