Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt

Chảy nước mắt có thể xảy ra khi mắt của bạn bị kích thích bởi những thứ như khói bụi trong không khí hoặc khi đi bơi. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó về mắt, nhất là khi tình trạng chảy nước mắt không thuyên giảm hoặc xảy ra cùng với các triệu chứng khác. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị chảy nước mắt.

Có thứ gì đó khiến bạn khó chịu

Khi mắt bị kích thích, tuyến lệ sẽ tiết ra nhiều nước mắt hơn để cố gắng rửa sạch chất gây khó chịu. Các chất kích thích ngoài môi trường như khói, sương mù, hoá chất clo được xử lý trong hồ bơi và thậm chí là thời tiết khô hoặc gió đều có thể khiến mắt bạn cảm giác cộm. Bên cạnh đó, các vật thể lạ như lông mi hoặc hạt bụi cũng có thể gây khó chịu và có thể gây chảy nước mắt phía bên mắt bị dính vật thể đó.

Khô mắt

Khô mắt xảy ra khi mắt bạn không tạo đủ nước hoặc chất lượng nước mắt không tốt để giữ cho mắt được bôi trơn, khiến bạn chảy nước mắt. Khô mắt có thể do dành nhiều thời gian để tiếp xúc với máy tính hoặc có thể là biến chứng của một bệnh nào đó, ví dụ như bệnh tiểu đường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về lẹo ở mắt

Dị ứng

Chảy nước mắt (cùng với ngứa, đỏ hoặc đóng vảy) xuất hiện khi bạn thức dậy hoặc sau khi ở ngoài trời, có thể do dị ứng với các chất gây kích ứng như: phấn hoa, cỏ phấn hương hoặc nấm mốc. Mặt khác, nghẹt mũi, ngứa da là những dấu hiệu cho thấy bạn đang đối phó với dị ứng và các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi bạn không tiếp xúc với chất gây kích ứng.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc là tình trạng viêm do nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi gặp phải tình trạng này, mắt của bạn có thể bị chảy nước, đau, ngứa, đỏ, nhạy cảm và đầy chất nhầy. Khi nhiễm trùng, bệnh thường sẽ bắt đầu ở một mắt và có thể chuyển sang mắt còn lại khi bạn dụi mắt.

Tắc ống dẫn nước mắt

Ống dẫn nước mắt bị tắc thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt. Kết quả của tình trạng này là chảy nước mắt quá mức, mẩn đỏ, sưng tấy, đóng vẩy và làm tăng khả năng nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng người lớn cũng có thể bị tắc ống dẫn nước mắt do chấn thương mắt, viêm mắt mạn tính hoặc rối loạn tự miễn dịch.

Bạn bị lẹo mắt

Lẹo là những mụn nhỏ, màu đỏ, giống như mụn, hình thành khi một tuyến dầu xung quanh mí mắt bị tắc nghẽn và nhiễm trùng. Điều này khiến mắt bạn tiết ra nhiều nước mắt (cũng như chất nhầy) để cố gắng chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể bị đau, nhạy cảm với ánh sáng và đóng vảy.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung vitamin nào tốt nhất cho đôi mắt?

Trầy xước giác mạc

Trầy xước giác mạc xảy ra khi một vật thể (như kim loại, mảnh vụn hoặc thậm chí móng tay của bạn) làm trầy xước bề mặt mắt của bạn. Tình trạng này có thể gây đau, kích ứng, cùng với chảy nước, mẩn đỏ, mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Khi bị khô mắt, đeo kính áp tròng hoặc dụi mắt liên tục đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chảy thêm một vài giọt nước mắt không phải lúc nào cũng là vấn đề lớn. Nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu mắt bạn bị chảy nước mắt hoặc bị kích ứng liên tục, bởi vì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề như: khô mắt, dị ứng không được kiểm soát, nhiễm trùng mắt hoặc chấn thương mắt.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm