Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cai nghiện rượu khó như thế nào?

Cai nghiện rượu là vấn đề vô cùng nan giải và khó khăn với rất nhiều người. Việc cai nghiện không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân người cai nghiện mà còn là sự phù hợp và hiệu quả của rất nhiều phương pháp điều trị kết hợp.

Nghiện rượu

Uống quá nhiều rượu – hay thường được gọi là "lạm dụng rượu" đề cập đến việc sử dụng rượu quá mức hoặc bất kỳ cách nào khác, và điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất, tinh thần và xã hội. Uống quá nhiều rượu hoặc lạm dụng rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn sử dụng rượu ở một cá nhân nào đó, và chúng được gọi là “nghiện rượu”. Một khi đã phụ thuộc vào rượu, các triệu chứng của việc cố gắng từ bỏ rượu sẽ xảy ra khi cắt giảm hoặc ngừng uống, mang đến cảm giác cực kỳ đau khổ và khó chịu, và đa phần những người đang cố gắng cai rượu sẽ quay lại uống rượu như một cách để giảm bớt sự khó chịu của bản thân. Do vậy, cai nghiện rượu là vô cùng khó khăn.

Hội chứng cai

Hội chứng cai nói chung/hoặc hội chứng cai rượu nói riêng là một tập hợp các triệu chứng xảy ra khi một người nào đó phụ thuộc vào một thứ gì đó/hoặc rượu – đột ngột ngừng sử dụng/ngừng uống hoặc giảm đáng kể việc sử dụng của họ. Hội chứng này kéo theo rất nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi.

Cai rượu phát sinh như một chức năng của những thay đổi khác nhau trong hoạt động não bộ, do sử dụng rượu quá mức và kéo dài. Mặc dù các chi tiết về cơ chế hóa học - thần kinh của hội chứng cai rượu rất phức tạp, nhưng nhìn chung các triệu chứng của hội chứng này phản ánh sự bù đắp cho những gián đoạn trước đó trong cả hoạt động dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế — và sự cân bằng giữa hai yếu tố này bắt đầu từ việc sử dụng rượu kéo dài.

Tác động của rượu đối với cơ thể rất phức tạp, nhưng 2 chất hóa học thần kinh đặc biệt góp phần vào các tác động ngắn hạn của việc uống rượu cũng như phát triển hội chứng cai khi ai đó ngừng uống là chất ức chế chính của não bộ - acid gamma aminobutyric (GABA) và chất kích thích não bộ - glutamate. Khi một người uống rượu, rượu sẽ làm thay đổi hoạt động của các thụ thể GABA cũng như các thụ thể glutamate nhất định, dẫn đến chức năng não bộ bị chậm lại tương tự như cảm giác được giảm lo lắng hay sử dụng an thần. Bộ não phản ứng bằng cách giảm lượng GABA được giải phóng, đồng thời tăng tín hiệu glutamate để bù đắp sự trái ngược này. Điều này dẫn đến hoạt động miễn cưỡng để thích nghi là tiếp tục uống rượu để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Khi ngừng uống rượu hoặc giảm đáng kể lượng rượu, những phản ứng làm gián đoạn hoạt động não bộ sẽ xuất hiện, gây trạng thái hưng phấn quá mức và có thể xuất hiện hàng loạt các triệu chứng cai trong vòng vài giờ sau khi ngừng uống. Các triệu chứng cai cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng cũng rất khác nhau ở mỗi người, và theo ước tính có đến 80% những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu có thể gặp phải triệu chứng cai.

Các giai đoạn cai rượu

Điều gì xảy ra với cơ thể khi từ bỏ rượu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nghiện rượu sinh lý mà mức độ nghiêm trọng của cơn cai rượu cấp tính sẽ khác nhau đối với những cá nhân khác nhau.

Thông thường, các triệu chứng được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (giai đoạn nhẹ): các triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, mất ngủ, lo lắng, run tay chân, rối loạn tiêu hóa và tim đập nhanh.
  • Giai đoạn 2 (giai đoạn trung bình): các triệu chứng bao gồm các triệu chứng ở giai đoạn nhẹ, cùng với việc tăng huyết áp hoặc nhịp tim, lú lẫn, tăng thân nhiệt nhẹ và thở nhanh bất thường.
  • Giai đoạn 3 (giai đoạn nghiêm trọng): các triệu chứng bao gồm các triệu chứng giai đoạn trung bình, ngoài ra còn xuất hiện ảo giác thị giác hoặc thính giác, co giật, mất phương hướng và suy giảm khả năng chú ý.

Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị sớm, giai đoạn 2 rất nhanh tiến triển sang giai đoạn 3. Mặc dù thời gian chính xác để cai rượu sẽ khác nhau ở mỗi người dựa trên nhiều yếu tố (số lượng rượu trung bình uống, thời gian thực hiện hành vi uống rượu, sự hiện diện đồng thời của các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần...) thì một thời gian triệu chứng chung để cai nghiện rượu có thể bao quát như:

  • 6-12 giờ sau lần uống cuối cùng: các triệu chứng cai nghiện sớm tương đối nhẹ có thể bắt đầu được cảm nhận, bao gồm nhức đầu, lo lắng nhẹ, mất ngủ, run nhẹ và đau dạ dày.
  • 12-24 giờ: một số người có thể bắt đầu gặp ảo giác thị giác, thính giác hoặc xúc giác.
  • Trong vòng 24-72 giờ: các triệu chứng khác nhau có thể đạt đến đỉnh điểm và bắt đầu chững lại hoặc hết (mặc dù một số triệu chứng kéo dài hơn có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc lâu hơn). Nguy cơ co giật xuất hiện cao nhất từ ​​24-48 giờ sau lần uống cuối cùng, cần theo dõi chặt chẽ và điều trị dự phòng co giật. Mê sảng khi cai nghiện có thể xuất hiện từ 48-72 giờ sau khi ngừng uống rượu.

Hiếm khi hơn, một số người gặp các triệu chứng liên quan đến cai nghiện dai dẳng hơn – chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng kéo dài trong nhiều tháng.

Điều trị tình trạng này như thế nào?

Cai nghiện thường được coi là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều trị nghiện. Cai nghiện sẽ giúp điều hướng quá trình cai dù là khó khăn, nhưng nó không giải quyết được suy nghĩ và hành vi trong việc sử dụng rượu. Do đó, các phương pháp tiếp cận và điều trị khác nhau, đa dạng có thể hỗ trợ một cách liên tục và cần thiết để duy trì trạng thái tỉnh táo lâu dài và đạt hiệu quả tổng thể sau khi hoàn thành quá trình cai nghiện.

Điều trị nội trú cũng có thể được xem xét. Điều này liên quan đến việc bắt buộc sống tại một cơ sở điều trị trong suốt thời gian điều trị và được hỗ trợ 24/24 bằng các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Đối với điều trị ngoại trú bao gồm sống tại nhà và tham gia các buổi trị liệu nhóm và cá nhân theo lịch hẹn thường xuyên. Các điều trị ngoại trú hướng dẫn thực hiện các bước phù hợp trong các tình huống thực tế để kiểm soát những tác nhân gây căng thẳng có thể xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hàng ngày.

Tổng kết

Cai nghiện rượu là một hành trình rất dài và gian nan, thậm chí có thể suốt đời. Người nghiện rượu có thể phải đối mặt với cám dỗ của rượu và rất dễ tái nghiện. Do vậy, việc duy trì điều trị, nỗ lực của bản thân và không thể không kể đến sự ủng hộ, giúp sức từ người thân, bạn bè là những nguồn động lực vô cùng to lớn để người nghiện rượu chiến thắng chính bản thân mình.

Tham khảo thêm thông tin tại: Lịch sử điều trị cai nghiện

 

Theo American Addiction Centers
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm