Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách xử trí vết thương chó hoặc mèo cắn

Làm thế nào để chăm sóc một vết thương do chó hoặc mèo cắn?

Cho dù do chó, mèo được nuôi trong gia đình hoặc đi lạc trên đường, thì việc bị những chú chó hay mèo cắn cũng là một tình trạng vô cùng phổ biến

Dưới đây là một số điều bạn nên làm để chăm sóc vết thương được gây ra bởi mèo hay chó cắn:

  • Nếu cần thiết hãy gọi cho bác sĩ của bạn.
  • Rửa vết thương nhẹ nhàng với xà phòng và nước.
  • Dùng chiếc khăn sạch tạo áp lực cho vùng bị thương để máu ngưng chảy.
  • Dùng băng vô trùng băng vết thương.
  • Giữ bộ phận bị chấn thương ở tư thế cao hơn so với tim để làm chậm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nếu cần thiết báo cáo sự việc cho cơ quan thích hợp (văn phòng kiểm soát động vật hoặc cảnh sát).
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh cho khu vực bị cắn 2 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành.

Dưới đây là một số điều bác sĩ có thể làm gì để điều trị vết thương do mèo hay chó cắn:

  • Kiểm tra các tổn thương thần kinh, tổn thương gân hay chấn thương xương. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Làm sạch vết thương bằng một dung dịch đặc biệt và loại bỏ mô bị tổn thương.
  • Có thể sử dụng chỉ khâu để khâu vết cắn nhưng thường để mở cho vết thương tự lành, điều này có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Có thể kê thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Có thể cung cấp cho bạn một mũi tiêm phòng uốn ván nếu bạn từng tiêm mũi cuối cùng cách đây hơn 5 năm trước.
  • Có thể yêu cầu bạn tái khám để kiểm tra vết thương của bạn một lần nữa trong 1-2 ngày.
  • Nếu thương tích của bạn là nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng không được chữa trị tốt ngay cả khi bạn đang uống thuốc kháng sinh thì bác sĩ có thể đề nghị bạn đi khám chuyên khoa hoặc đến bệnh viện để bạn có thể có được tiêm tĩnh mạch  và tiếp tục điều trị nếu cần thiết.

Gọi cho bác sĩ của bạn trong bất kỳ tình huống nào sau đây:

  • Bạn bị mèo cắn. Mèo cắn thường gây ra nhiễm trùng. Bạn không cần phải gọi bác sĩ nếu đó chỉ là vết mèo cào trừ khi bạn nghĩ rằng vết thương bị nhiễm trùng.
  • Bạn có một vết chó cắn trên tay, chân hoặc đầu của bạn.
  • Bạn bị bệnh tiểu đường, gan hoặc bệnh phổi, ung thư, hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) hoặc một tình trạng bệnh lý mà có thể làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng.
  • Bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như bị đỏ, sưng, nóng, tăng nhạy cảm đau, rỉ mủ từ vết thương hoặc bị sốt.
  • Bạn có chảy máu mà không dừng lại sau 15 phút băng ép hoặc bạn nghĩ rằng bạn có thể bị tổn thương xương, thần kinh hoặc một chấn thương nghiêm trọng.
  • Bạn tiêm phòng uốn ván từ hơn 5 năm trước.
  • Bạn bị cắn bởi một con vật hoang dã hoặc một vật nuôi chưa biết tình trạng tiêm chủng.

Cần tiêm phòng bệnh dại không?

Nếu con chó hoặc mèo cắn bạn đang khỏe mạnh tại thời điểm cắn thì không thể chắc rằng nó có mắc bệnh dại hay không. Tuy nhiên nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nếu bạn bị chó hay mèo cắn.

Nếu bạn biết chủ nhân của con chó hoặc mèo cắn bạn hãy họ xem con vât đã được tiêm chủng phòng dại chưa. Một con vật đang khỏe mạnh và đã được tiêm phòng vẫn phải được kiểm dịch (tránh xa mọi người và các động vật khác) trong 10 ngày để đảm bảo nó không bắt đầu có dấu hiệu của bệnh dại. Nếu con vật bị bệnh trong thời gian 10 ngày bác sĩ thú y sẽ kiểm tra nó xem có bệnh dại không.

Nếu không thể tìm thấy các con vật cắn bạn, hoặc nếu con vật của bạn có các dấu hiệu của bệnh dại, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại càng sớm càng tốt.

Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn con mèo và con chó cắn?

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để ngăn chặn cắn:

  • Không bao giờ để trẻ một mình với các loại thú cưng. Chúng thường không biết làm thế nào để vuốt ve nhẹ nhàng với con vật cưng nên có thể khiến thú cưng bị kích động và sẽ cắn trẻ.
  • Đừng cố gắng ngăn cản động vật đánh nhau, bạn có thể bị cắn đấy.
  • Tránh các động vật bị bệnh hoặc động vật bạn không biết hay không được tiêm phòng.
  • Tránh động vật đang ăn vì chúng thường bảo vệ thức ăn của mình.
  • Giữ vật nuôi bằng dây xích khi ở nơi công cộng.
  • Chọn vật nuôi trong gia đình của bạn một cách cẩn thận và duy trì lịch tiêm phòng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xử trí ban đầu khi trẻ em bị động vật cắn

CTV Hà My - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Familydoctor
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm