Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách trị nấm da đầu tại nhà hiệu quả

Nấm da đầu là bệnh lý da liễu khá phổ biến, dễ lây lan gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử trí tình trạng nấm da đầu tại nhà như thế nào?

Nấm da đầu là bệnh lý da liễu khá phổ biến, dễ lây lan gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử trí tình trạng nấm da đầu tại nhà như thế nào?

Cách trị nấm da đầu tại nhà hiệu quả

Bị nấm da đầu phải làm sao?

Nấm da đầu là một dạng viêm nhiễm dưới chân tóc, nguyên nhân do nấm gây ra. Bệnh lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc. Nấm da đầu có thể gây hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, chảy mủ, ngứa ngáy và có mùi lạ trên da đầu.

Cách trị nấm da đầu tại nhà với 1 trong 5 nguyên liệu sau đây:

1. Giấm táo

Vì sao giấm táo tốt cho người bị nấm da đầu?

Giấm táo chứa acid citric - acid giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nhờ đó có thể ngừa nhiễm trùng và ngứa da đầu.

Cách sử dụng:

- Để trị nấm da đầu, bạn nên pha loãng lượng giấm táo vừa đủ dùng với nước theo tỉ lệ 1:1 và thêm nước nếu da đầu bạn quá nhạy cảm. Làm ướt tóc với dung dịch này, massage trong 5 phút trước khi xả sạch.

2. Nha đam (lô hội)

Nha đam có đặc tính làm dịu, chống viêm và khử khuẩn. Chính vì vậy, nó có thể giúp chống lại nấm da dầu và giảm các triệu chứng ngứa, viêm gây khó chịu. Bạn có thể dùng lá nha đam tươi hoặc mua các loại gel nha đam đóng hộp để trị nấm da đầu tại nhà.

Cách sử dụng:

- Lấy phần gel nha đam vừa đủ dùng, nghiền nhuyễn rồi thoa lên vùng da đầu bị nấm. Massage nhẹ nhàng và ủ tóc trong khoảng 30 phút, sau đó gội sạch bằng nước ấm. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.

3. Tinh dầu oregano (kinh giới Địa Trung Hải)

Trị nấm da đầu bằng tinh dầu oregano rất hiệu quả.

Tinh dầu oregano được chiết xuất từ lá và hoa kinh giới Địa Trung Hải. Tinh dầu oregano có chứa thymol và carvacrol. Đây là 2 hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh nấm da đầu.

Cách sử dụng:

- Pha theo tỷ lệ vừa đủ dùng (ví dụ: Trộn 4 - 5 giọt dầu oregano cùng 1 thìa canh dầu olive hoặc dầu dừa). Sau đó, thoa lên vùng da đầu bị tổn thương. Bạn để khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 2 - 3 lần/ngày.

4. Nghệ

Nghệ có thể được sử dụng như một chất khử trùng tại chỗ cho vết thương hở và vết bỏng, chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại nấm. Thành phần curcumin trong nghệ còn có tác dụng chống viêm, rất tốt cho người bị nấm da đầu, giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Cách sử dụng:

- Pha theo tỷ lệ vừa đủ dùng (ví dụ: Trộn 1/2 thìa cà phê bột nghệ cùng 1 thìa canh dầu dừa hoặc dầu olive để tạo thành hỗn hợp sền sệt). Thoa hỗn hợp này lên vùng da đầu bị nấm, đợi khoảng 1h thì gội sạch với nước.

5. Tinh dầu cây trà (tea tree oil)

Được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, tinh dầu cây trà thường được dùng để trị các bệnh ngoài da như nấm da ở kẽ tay chân, gàu, nám, mụn và nấm da đầu.

Cách sử dụng:

- Bạn pha theo tỷ lệ vừa đủ dùng (ví dụ: Trộn 3 - 4 giọt dầu cây trà cùng 1 thìa canh dầu dừa). Nhúng 1 miếng bông vào hỗn hợp dầu, chấm lên vùng da đầu bị nấm. Giữ nó trong 30 phút và gội đầu lại sau đó. Thực hiện phương pháp này 1 lần/ngày.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 4 nguyên tắc phòng ngừa nấm da vào mùa hè bạn cần biết.

Lê Tuyết H+ ( Theo Top10homeremedies) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Xem thêm