Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách lựa chọn thực phẩm giàu probiotics

Probiotics là các chủng lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của đường ruột. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu probiotics vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Cơ thể nhận được nhiều lợi ích khi bạn ăn đủ lượng probiotics.

Lợi ích của probiotics

Môi trường trong hệ tiêu hóa của bạn có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Để có đường ruột khỏe mạnh, bạn cần duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật rất đa dạng tại đây.

Probiotics là các lợi khuẩn giúp sản sinh một số vitamin, hoặc giúp bạn hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bổ sung probiotics giúp hỗ trợ đẩy lùi táo bón, tiêu chảy, thậm chí có tiềm năng giúp kiểm soát stress và lo âu.

Probiotics có nhiều tác động tích cực với sức khỏe và hệ tiêu hóa

Probiotics có nhiều tác động tích cực với sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Probiotics có trong thực phẩm chức năng và một số thực phẩm lên men (ví dụ như đồ muối chua, sữa chua, kombucha). Nghiên cứu năm 2021 tại Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy, ăn khoảng 6 khẩu phần đồ lên men mỗi ngày trong vòng 10 tuần giúp cải thiện độ đa dạng vi sinh vật đường ruột. Nồng độ các dấu hiệu viêm có liên quan tới stress, đái tháo đường type 2 và viêm khớp dạng thấp cũng giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, không phải thực phẩm lên men nào cũng có chứa đủ lượng lợi khuẩn để đem lại lợi ích sức khỏe. Ví dụ, nhiệt độ cao có thể giết chết lợi khuẩn, nên trong bánh mì lên men tự nhiên (sourdough) không có lợi khuẩn sống. Rượu và bia tuy được lên men nhưng rất ít khả năng còn chứa các men sống.

Lựa chọn thực phẩm giàu probiotics thế nào?

Thêm sữa chua vào bữa sáng hàng ngày để bổ sung probiotics vào chế độ ăn

Thêm sữa chua vào bữa sáng hàng ngày để bổ sung probiotics vào chế độ ăn.

Chia sẻ với Today, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Samantha Cassetty cho hay, các thực phẩm giàu probiotics mà cô đánh giá cao nhất gồm: Sữa chua ít đường, nấm sữa kefir, bắp cải và dưa muối (loại bảo quản lạnh, chưa tiệt trùng), trà kombucha, kim chi, tương đậu miso, đậu phụ nén tempeh. Ngoài ra, phô mai tươi làm từ men sống và chưa tiệt trùng như phô mai Thụy Sỹ, provolone, cheddar cũng giữ được hàm lượng cao các lợi khuẩn sống.

Để bổ sung những thực phẩm giàu probiotics trên vào chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Thêm sữa chua ít đường vào bữa sáng: Ăn cùng trái cây và các loại hạt, ăn kèm bánh mì, yến mạch hoặc xay sinh tố.

  • Ăn nhẹ trong ngày với sữa chua uống, nấm sữa kefir hoặc phô mai tươi chứa men sống.

  • Dùng bắp cải muối như món ăn kèm với bánh mì kẹp, hoặc món ăn giải ngấy.

  • Uống trà kombucha loại chứa ít đường.

Thực phẩm giàu probiotics có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người đang gặp các vấn đề về dạ dày, hoặc không dung nạp đồ muối chua, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để tìm được sản phẩm bổ sung probiotics (men vi sinh, cốm vi sinh) phù hợp.

Ngoài biện pháp tăng cường ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn, bạn cũng cần ăn đa dạng các rau củ quả giàu chất xơ; Vận động thường xuyên; Ngủ đủ giấc và kiểm soát stress. Đây là chiến lược toàn diện giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các lưu ý khi bổ sung probiotics để mang lại hiệu quả tối ưu.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm