Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách bảo vệ mắt người cao tuổi hiệu quả

Tuổi tác là yếu tố tác động đến thị lực của bạn, đặc biệt khi cao tuổi. Hiểu biết đúng về một số diễn biến cũng như các bệnh lý về mắt thường gặp ở người cao tuổi giúp phòng tránh tốt hơn căn bệnh này khi về già và bảo vệ mắt người cao tuổi tốt hơn.

Với mi mắt

Do tiêu mất nhiều sợi chun và sợi hồ nên mi trên sa xuống và mi dưới cũng trễ xuống. Mi trên sa xuống, đây không phải là bệnh sụp mi do thần kinh. Nó làm cho mắt nhắm, mở kém linh hoạt nhưng không bao giờ che lấp, cản trở thị lực. Mi dưới trễ xuống, làm lỗ lệ không khớp vào diện nhãn cầu góc dưới trong. Do đó, nước mắt thoát không tốt, dễ tràn ra gò má.

Về kết mạc và giác mạc

Kết mạc (niêm mạc phủ sau hai mi và trước lòng trắng) thì mỏng ra. Khi làm phẫu thuật kết mạc hoặc tiêm dưới kết mạc, người ta phải để ý tránh rách, bục kết mạc do nó đã yếu, mỏng. Giác mạc (ta quen gọi là lòng đen mắt) thì người cao tuổi hay có các cung đục màu trắng hoặc vòng đục trắng vòng theo phần rìa. Hiện tượng đó gọi là dấu hiệu mắt thiên nga (mắt ngỗng trời). Tuy nhiên, nó không bao giờ lấn vào phần trung tâm. Do đó, không cản trở thị lực.

Về tuyến lệ

Các tuyến lệ phụ, nằm rải rác ở kết mạc mi, nay bị teo mất nhiều. Mà các tuyến lệ này có chức năng tiết nước mắt thường xuyên, thường trực. Do đó, người cao tuổi rất ít nước mắt. Còn việc mắt người cao tuổi đôi lúc có trào ồ ạt nước mắt (quen gọi là chảy nước mắt sống) thì lại là vấn đề khác. Đó là do tuyến lệ chính (nằm ở phía sau ngoài mi trên) phải tiết bù cho tuyến lệ thường trực để tránh khô mắt. Tuyến lệ chính chỉ làm việc khi có gió bụi hoặc khói kích thích. Hiện tượng đó dễ làm người cao tuổi tưởng lầm là mình nhiều nước mắt.

Về thể thủy tinh

Thể thủy tinh (TTT) người già thường bị xơ cứng. Nó không phồng lên được để tăng công suất qui tụ khi nhìn gần mà chuyên môn gọi là điều tiết. Do đó, người cao tuổi thường phải đeo kính lão (kính hội tụ mang dấu dương) khi nhìn gần. Thực ra, dấu hiệu này xảy ra rất sớm ở nam giới tuổi 45 trở ra, tuổi nữ giới 40 - 43 trở ra.

Về kích thước nhãn cầu

Nhãn cầu người cao tuổi thường co nhỏ lại. Do đó, trục trước sau nhãn cầu cũng ngắn bớt đi khoảng nửa ly, làm cho mắt bị viễn thị trục. Cho nên, nếu vừa phải đeo kính đọc sách, vừa phải đeo kính hội tụ số nhẹ để nhìn xa, thì cũng không lấy gì làm lạ. Tức là mắt đó vừa bị lão thị, vừa bị viễn thị trục, do nhãn cầu co ngắn lại.

Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể người già thường hay bị đục. Từ tuổi 70, Thủy tinh thể của ai cũng bắt đầu đục. Đục nhiều đến mức làm giảm thị lực, cản trở sinh hoạt thì mới phải mổ. Thể thủy tinh trước khi đục hẳn thì nó đặc, tăng công suất thay cho kính lão. Nhiều người đang dùng kính thấy bỏ kính ra đọc, viết lại rõ hơn là đeo kính. Chớ vội mừng, đó là dấu hiệu ban đầu của đục thủy tinh thể.

Võng mạc

Võng mạc người cao tuổi cũng mỏng đi, cũng xơ, co. Do đó, rất có thể bị các mảng khuyết ở một vài chỗ. Ổ khuyết ở trung tâm được gọi là nang hoàng điểm.

CÁCH BẢO VỆ MẮT NGƯỜI CAO TUỔI

Cách bảo vệ mắt người cao tuổi tốt nhất là nên thường xuyên đi kiểm tra mắt
Quan tâm đến những thay đổi bất thường của mắt: Nếu bạn bắt đầu nhìn thấy hai hình ảnh cùng lúc, gặp khó khăn trong việc thích nghi với ánh sáng hoặc ánh sáng yếu hoặc nhìn ánh sáng chói hoặc đau mắt, mắt sưng phồng, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi có tuổi, những triệu chứng này có thể là bệnh mắt nghiêm trọng và cần được bác sĩ kiểm tra, theo dõi.
Thường xuyên khám mắt để kiểm tra bệnh cao huyết áp hoặc đái tháo đường: Hai bệnh lý này có thể làm căng một cách bất thường các mạch máu nhỏ xíu của võng mạc khiến chúng bị xoắn lại. Nếu biết kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp và đái tháo đường có thể đề phòng bệnh về võng mạc.
Tìm hiểu xem tiền sử gia đình của bạn có nguy cơ cao mắc bệnh về mắt hay không: Nghiên cứu cho biết, có mối liên quan giữa di truyền và bệnh lý về mắt. Nếu gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường, dĩ nhiên có nguy cơ cao mắc bệnh về võng mạc liên quan bệnh này. Một số bệnh khác như đục nhân mắt, tăng nhãn áp, thoái hóa thời điểm vàng do tuổi tác có liên quan đến tiền sử gia đình.
Ăn uống khỏe mạnh với nhiều thực phẩm chứa chất kháng oxy hóa và chất béo chứa acid omega-3. Các nhà nghiên cứu khoa dịch tễ học cho biết, khẩu phần nhiều rau lá màu xanh đậm và củ quả màu vàng và cam chứa nhiều beta-carotene, lutein và zeaxathin giúp đề phòng thoái hóa thời điểm vàng do tuổi tác. Bệnh mắt do lão hóa cần tiêu thụ thực phẩm chứa vitamin C và E, selenium và đồng. Các chất kháng oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp.
Theo KenhSucKhoe.vn
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm