Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách ăn trái cây có lợi nhất đối với người bệnh đái tháo đường

Có thể bạn nghe nói ăn trái cây không tốt với người bệnh đái tháo đường hoặc người bệnh đái tháo đường chỉ cần kiêng loại trái cây ngọt nhiều là được. Thực tế, trái cây có cả ưu và nhược điểm. Vậy người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây như thế nào để có lợi nhất?

1. Ưu, nhược điểm của trái cây đối với người bệnh đái tháo đường

Ưu điểm

Trái cây là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Trái cây có rất nhiều ưu điểm đối với người bệnh đái tháo đường vì chúng là thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng. Một số loại trái cây còn chứa các hợp chất giúp giảm viêm và chống lại tổn thường do các gốc tự do gây ra.

Những lợi ích của trái cây đối với người bệnh đái tháo đường là:

 

Chất xơ

Chất xơ trong trái cây là nguồn dinh dưỡng có lợi cho tiêu hóa và ổn định đường huyết. Chất xơ đặc biệt tốt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Khi ăn chất xơ, cơ thể bạn mất nhiều thời gian hơn để phân hủy thức ăn, có thể hạn chế lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn. Chất xơ cũng có thể giúp giảm cholesterol, điều này đặc biệt quan trọng vì bệnh đái tháo đường có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Vitamin và khoáng chất

Trái cây cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, D, E, K, sắt, natri, folate, kali, kẽm, magiê…

Kali trong trái cây như chuối, cam quýt, dưa và quả mơ có thể giúp giảm huyết áp. Vitamin C và axit folic trong trái cây họ cam quýt giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương, tăng chức năng não và tăng cường khả năng miễn dịch…

Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, có thể giúp ngăn chặn tổn thương tế bào và có khả năng làm chậm sự tiến triển của một số bệnh mạn tính.

Cách ăn trái cây có lợi nhất đối với người bệnh đái tháo đường - Ảnh 2.

Trái cây giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của trái cây đối với người bệnh đái tháo đường chính là ở cách lựa chọn trái cây, cách ăn trái cây và kiểm soát khẩu phần.

Fructose

Trái cây có chứa carbohydrate, carbohydrate bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa và biến thành đường (glucose). Loại carbohydrate chính trong trái cây là một loại đường tự nhiên có tên là fructose. Ăn quá nhiều đường fructose có thể có tác dụng tương tự như ăn quá nhiều đường ăn.

Dư thừa kali

Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận liên quan đến bệnh đái tháo đường cần ăn kiêng hạn chế kali thì ăn nhiều trái cây họ cam quýt, chuối, mơ và một số loại dưa có thể dẫn đến dư thừa kali.

2. Nguyên tắc ăn trái cây đối với người bệnh đái tháo đường

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên gia Nội tiết - Đái tháo đường, trái cây chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho người bệnh đái tháo đường. Vì vậy trong bữa ăn nhẹ hay muốn ăn vặt, người bệnh nên chọn trái cây thay vì các món khác như khoai tây chiên hay các loại bánh.

Nguyên tắc ăn trái cây cho người bệnh đái tháo đường là chọn loại trái cây phù hợp (chứa ít glucose, giàu chất xơ và vitamin).

Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây tươi vừa chín tới, ăn đa dạng nhiều loại trái cây và nên ăn cả trái thay vì ép nước uống.

Xác định lượng trái cây trong mỗi lần ăn cũng là vấn đề rất quan trọng. Theo khuyến cáo, lượng trái cây người bệnh nên ăn trong mỗi lần là 15g; mỗi ngày nên ăn 2-3 suất trái cây…

3. Một số mẹo chọn trái cây tốt cho người bệnh đái tháo đường

Chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết là phép đo lượng thức ăn nhất định sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI bằng 55 hoặc ít hơn) giúp đường huyết tăng một cách chầm chậm. Hạn chế ăn trái cây có chỉ số đường huyết cao (GI bằng 70 trở lên) khi ăn vào đường tăng nhanh.

Những trái cây có chỉ số đường huyết thấp nên lựa chọn là: ổi, bưởi, cam, táo, lê, thanh long, bơ… Hạn chế trái cây có chỉ số đường huyết cao như: nhãn, vải, mít, sầu riêng…

Ngoài ra cần lưu ý, trái cây càng chín thì chỉ số đường huyết càng cao. Điều này có nghĩa là trái cây chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn.

Chọn trái cây sẫm màu

Những trái cây có màu sẫm hơn như màu đỏ đậm, tím và xanh lam…thường giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng chống lại các gốc tự do, các hóa chất có thể gây hại cho tế bào.

Những sắc tố sẫm màu này đến từ một hợp chất gọi là anthocyanin, nó có thể giúp chống lại các bệnh mạn tính.

Theo nghiên cứu, chất chống oxy hóa trong trái cây có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm, một vấn đề chính trong các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường type 2. Nghiên cứu cũng cho thấy, ăn nhiều trái cây và rau quả làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm và cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật.

Nên chọn các loại quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất và mâm xôi có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đặc biệt quý giá cho những người mắc bệnh đái tháo đường vì chúng rất giàu vitamin C, axit folic, chất xơ và chất phytochemical chống viêm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều quả mọng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các loại quả mọng có thể giúp chuyển hóa glucose và điều chỉnh trọng lượng cơ thể.

Cách ăn trái cây có lợi nhất đối với người bệnh đái tháo đường - Ảnh 4.

Các loại quả mọng rất tốt với người bệnh đái tháo đường.

Chọn trái cây có múi

Trái cây có múi như cam, bưởi, chanh chứa một lượng lớn vitamin C cùng với vitamin A và kali. Các chất dinh dưỡng thực vật có trong cam quýt đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, giảm tổn thương tế bào và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch.

Nên ăn trái cây cả vỏ

Hàm lượng chất xơ có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của quả. Trái cây tươi, nguyên quả có nhiều chất xơ nhất vì thành tế bào còn nguyên vẹn. Nấu hoặc ép nước phá vỡ các cấu trúc hoặc loại bỏ chất xơ trong trái cây. Mặc dù điều này có thể làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là đường dễ hấp thụ hơn.

Vì vậy, cách tốt nhất là tìm những loại trái cây có vỏ ăn được như táo, lê và quả mọng. Hoặc ăn cả trái cây thay vì ép nước uống.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm