Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại nước uống hỗ trợ trị ôn dịch lây qua đường hô hấp

Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn thở mệt … cũng là những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong Ôn dịch của Đông y. Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém.

Theo Đông y, Ôn dịch lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện triệu chứng chính sốt ho, ho khan ho cơn mệt mỏi… Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với bệnh Covid -19, đều có triệu chứng như: sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi...  Đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng “âm dương” nếu trong cơ thể nội nhiệt "nóng" dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn. Bên cạnh dùng thuốc, nên phối hợp nước uống bổ mát để ức chế vi khuẩn virus phát triễn mạnh hơn trong đó có “virus corona”. Xin giới thiệu một số món nước uống, dược thiện bổ mát giàu vitamin dưỡng chất dễ sử dụng tăng cường kháng thể giúp chữa trị chứng viêm nhiễm đường hô hấp.

Nước mía: Vị ngọt mát. Ép nước mía vắt ít chanh uống, hoặc chẻ mía ăn. Tác dụng: đại bổ tỳ âm, hòa vị, dưỡng âm huyết, mát phế, tiêu đàm, giáng hỏa, tiêu phiền, dễ ngủ… Dùng tốt với chứng ôn dịch nóng sốt mất nước, ho khan đau họng, khàn tiếng, phiền nhiệt, bứt rứt khó ngủ, miệng khô khát, táo kết…

Lưu ý: nước mía dễ bị lên men không nên để lâu qua đêm. Người đường huyết đang cao hạn chế dùng.

Nước rau : Vị đắng tính hàn. Rau má rửa sạch cho ít nước xay sinh tố uống, hoặc nấu canh ăn. Tác dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… Dùng tốt với chứng ôn bệnh sốt ho viêm họng, ho khan ho đàm, miệng khô khát, tiểu buốt gắt, tiểu ra máu, người có bệnh tâm phế mãn, đái tháo đường, tăng huyết áp

Kiêng kỵ: Người mắc chứng tỳ vị hư hàn đang lạnh bụng đại tiện lỏng, phế hàn ho đàm loãng, chóng mặt tụt huyết áp không dùng.

Nước dưa hấu: Vị ngọt tính mát không độc. Ép nước uống. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ phiền, giải nắng nóng, lợi tiểu, sinh tân dịch, bớt khát… Dùng tốt với chứng ôn dịch sốt ho miệng khô khát, mệt mỏi, tiểu gắt, tiểu buốt, người đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm gan mật, ăn ngủ kém.

Kiêng kỵ: người mắc chứng tỳ vị hư hàn, đang đầy bụng tiêu chảy, phế hàn hay sợ lạnh ho đàm loãng không dùng.

Nước Cherry: Vị chua ngọt mát không độc. Cherry chín ép nước uống hoặc ăn chín. Tác dụng: thanh nhiệt nhuận tràng giải nhiệt độc, tiêu đờm... Dùng tốt với chứng ôn bệnh sốt viêm họng ho khàn tiếng, mệt mỏi, chức năng gan, hệ miễn dịch yếu…

Kiêng kỵ: Người mắc chứng phế hàn ho đờm loãng, tỳ vị yếu đang bị tiêu chảy mêt mỏi không dùng.

Cherry chín ép nước uống hoặc ăn chín tốt với chứng ôn bệnh sốt viêm họng ho khàn tiếng

Nước dừa: Vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng: lợi ngũ tạng, giải nhiệt, sinh tân, giáng hỏa, chỉ huyết, giải độc, giàu dưỡng chất bổ sung nước điện giải. Dùng tốt với chứng nóng sốt mất nước khô khát mệt mỏi (tà phần Vệ Khí)người đái tháo đường, tăng huyết áp.

Kiêng kỵ: Người mắc chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt (tà khí phần Doanh Huyết), sợ lạnh nhiều, vị tràng yếu, đang bị tiêu chảy không dùng.

Nước cam hoặc quýt, bưởi tươi đều là trái cây có vị chua tính mát… Tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt chống viêm; rất giàu vitamin C, B giúp tăng cường sức đề kháng. Dùng  tốt với chứng cảm sốt ôn bệnh sốt cao, ho đau họng, nhức mỏi, xuất huyết ,chảy máu cam mạch phù sác (tà phần Vệ, phần Khí), chứng nội nhiệt nóng bứt rứt, khó ngủ, người tăng huyết áp, tim mạch, xuất huyết…

Kiêng kỵ: Người viêm loét đường tiêu hóa, đang bụng đói, chứng sốt cao đột ngột (thoát dương) tay chân giá lạnh mồ hôi đầm đìa. Đây là chứng cần ôn bổ hồi dương không nên thanh nhiệt.

Nước cam có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt chống viêm

Nước đậu xanh: Có vị ngọt, tính mát. Đậu xanh nguyên vỏ nấu lấy nước uống hoặc nấu cháo ăn. Tác dụng: bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng… Dùng tốt với chứng ôn bệnh nóng sốt ho khan mệt mỏi, người đái tháo đường, nội nhiệt nóng bứt rứt…

Kiêng ky: Người mắc chứng tỳ vị hàn trệ bụng đang bị đầy khó tiêu không dùng.

Nước đậu đen: Vị ngọt mát không độc. Đậu đen hầm lấy nước thêm ít đường uống. Tác dụng: lợi thủy, hạ khí mát tỳ vị, định tâm dễ ngủ, trừ gió độc, lợi tiểu tiện, giảm sưng phù… Dùng tốt với chứng ôn bệnh sốt ho nhức mỏi miệng khô khát, âm huyết hư đêm nóng bứt rứt khó ngủ...

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tích trệ, bụng đầy chậm tiêu hạn chế dùng.

Đậu xanh cả vỏ nấu nước uống hoặc nấu cháo tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc

Nước táo: Các loại táo tươi đều có vị ngọt, tính bình, không độc. Táo tươi ép nước uống. Tác dụng: bổ tỳ vị, lợi ngũ tạng, dưỡng tâm phế, sinh tân dịch, bớt mệt mỏi, tăng hệ miễn dịch... Dùng tốt với người tỳ vị hư ăn ngủ kém, ho khan, ho đàm, người tâm phế mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Kiêng kỵ: Người đang bị đầy khó tiêu, nôn ói không nên ăn táo.

Trên đây là những món nước uống bổ mát dễ sử dụng hỗ trợ trị chứng ôn dịch lây qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, đau đầu nhức mỏi, người nóng nhiệt dùng rất tốt, nhất là người mới mắc, có sốt cao đau đầu mất nước, miệng khô khát (tà ở Vệ, Khí). Giai đoạn hết sốt, tay chân lạnh vã mồ hôi mệt mỏi (tà khí ở phần Doanh Huyết) , lúc này khí huyết đều hư, vì vậy khi dùng nước đậu xanh, đậu đen, nước mía, nước táo nên cho thêm ít gừng cho ấm. Kiêng các thức bổ mát quá như nước cam, sơ ri, nước dừa hoặc rau má.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những điều cần biết về bệnh cúm

Lương y Nguyễn Minh Phúc & Lương y Nguyễn Minh Phúc (Nguyên PCT Hội Đông Y TP Vũng Tàu) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm