7 căn bệnh dễ mắc sau độ tuổi 50
Nguy cơ mắc bệnh sau tuổi 50 đặc biệt cao đối với phụ nữ do cơ thể họ đang chuyển sang thời kỳ mãn kinh là giai đoạn có những thay đổi lớn về thể chất và rất dễ mắc nhiều bệnh.
Cao huyết áp và bệnh mạch vành
Trái tim của bạn có xu hướng đập khá đều đặn như dụng cụ gõ nhịp trong vòng 50 năm đầu. Những khi bạn bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh rồi tới mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ bị giảm mạnh. Estrogen là hormon giúp giữ ổn định lượng cholesterol tốt HDL, và giảm mức độ cholesterol xấu LDL. Do những thay đổi về cholesterol máu nên bạn sẽ dễ gặp phải những vấn đề về huyết áp cũng như động mạch vành vào độ tuổi sau 50 hơn là những năm 30, 40 tuổi.
Béo phì
Những thay đổi về hormon liên quan đến giai đoạn mãn kinh và quá trình chuyển hóa là các yếu tố khiến phụ nữ dễ bị tăng cân khi bước vào độ tuổi 50. Đặc biệt là khi bạn bị tích trữ quá nhiều mỡ ở phần bụng – điều này đặc biệt nguy hiểm bởi có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư. Do vậy, giai đoạn những năm 50 tuổi là thời kỳ bạn cần hết sức thận trọng đối với những thay đổi về cân nặng.
Thoái hóa khớp
Dạng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp là tình trạng suy giảm và tổn thương của các sụn đầu xương. Theo Hiệp hội viêm khớp Hoa Kỳ, phụ nữ có nguy cơ dễ bị thoái hóa khớp hơn so với nam giới, nhất là sau 50 tuổi. Theo CDC, căn bệnh này thường biểu hiện chủ yếu ở các vị trí như khớp gối và khớp hông.
Bệnh gout
Gout thường được coi là “căn bệnh của những người giàu” do những người mắc phải căn bệnh này thường tiêu thụ khá nhiều thịt và uống nhiều rượu. Với những triệu chứng như đau nhói và sưng phông thường khởi phát ở ngón chân cái, gout là do sự lắng đọng của acid uric tại các vị trí khớp. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Clinical Rheumatology đã kết luận rằng gout là căn bệnh thường gặp nhất sau 50 tuổi, nhất là đối với những người bị thừa cân.
Bệnh về nướu
Theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, nguy cơ mắc phải những bệnh nha chu của bạn từ mức độ trung bình đến nặng sẽ tăng gấp đôi khi bạn bước sang tuổi 50. Các triệu chứng bao gồm hơi thở hôi, nướu sưng đau, chảy máu và cảm giác đau khi nhai. Nếu không chăm sóc răng miệng cẩn thận, bạn còn có nguy cơ rụng răng.
Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Preventive Medicine đã chỉ ra rằng điều trị bệnh về nướu giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch, viêm khớp và một số căn bệnh nghiêm trọng khác. Các nhà khoa học cho rằng chính tình trạng viêm nhiễm tại nướu là yếu tố gây khởi phát hay khiến các vấn đề sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
Ung thư buồng trứng
Mặc dù căn bệnh này có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi nhưng nguy cơ cao nhất vẫn là phụ nữ trong độ tuổi 50, 60. Chướng bụng, đau vùng chậu và cảm giác đột ngột buồn tiểu là những dấu hiệu cảnh báo của ung thư buồng trứng. Ngoài ra, theo John Hopkins Medicine, phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh đầu tiên trước năm 12 tuổi hay bước vào mãn kinh sau 50 tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao hơn.
Alzheimer khởi phát sớm
Mặc dù hầu hết những người mắc căn bệnh mất trí nhớ thường tiến triển bệnh ở giai đoạn gần cuối đời, nhưng vào khoảng 5% sẽ nhận thấy những triệu chứng đầu tiên của họ vào những năm 50, 60 tuổi, theo Mayo Clinic. Alzheimer khởi phát sớm thường có liên quan đến đột biến trên một số gen đặc hiệu và có xu hướng di truyền trong gia đình. Do vậy nếu bạn có những người thân đã bị mắc Alzheimer khi còn trẻ, bạn cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao và cần phải được theo dõi chặt chẽ thường xuyên.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trở thành người phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi 40, 50, 60 và 70 +: Phần 1 - Sức khỏe tim mạch
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.