Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bà mẹ đang cho con bú nên ăn gì, kiêng gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1h sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Để sữa đủ cả chất và lượng đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện, bà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Bà mẹ đang cho con bú nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe bà mẹ đang cho con bú.

Trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng. Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ thường sẽ lớn hơn khi trong thời kỳ cho con bú và mẹ phải cung cấp đủ thành phần thực phẩm trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu cho cả 2 mẹ con. Vậy bà mẹ nên ăn gì, kiêng gì trong quá trình cho con bú?

Thực phẩm mẹ nên ăn khi cho con bú

Chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo và nhóm vitamin/khoáng chất) sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản xuất sữa của mẹ tốt hơn.

Trước hết, bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng. Nguồn năng lượng trong bữa ăn chủ yếu dựa vào lương thực như gạo, ngô, mỳ… Các loại khoai củ cũng là nguồn năng lượng, nhưng ít chất đạm (protein), do đó chỉ nên ăn trộn, không nên ăn trừ bữa.

Trong bữa ăn, mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu chất đạm, chẳng hạn như thịt nạc, trứng, sữa, đậu, đậu lăng...

Các thực phẩm như đậu tương, vừng và dầu thực vật sẽ cung cấp cho cơ thể chất béo, làm bữa ăn ngon miệng, ngăn ngừa tăng cân và dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Hàng ngày, bữa ăn của bà mẹ cho con bú không thể thiếu rau xanh là thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng. Các loại rau phổ biến ở nước ta như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách... Bên cạnh đó, các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài… cũng rất cần thiết cho bà mẹ.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng như sau:

Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ cho con bú - Ảnh: Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Bà mẹ cho con bú nên kiêng gì?

Một số loại thực phẩm và đồ uống cần phải thận trọng với bà mẹ đang cho con bú. Ví dụ:

- Rượu, bia: Đồ uống có cồn như rượu, bia ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của người mẹ. Ngoài ra, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ cáu kỉnh và gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như suy giảm phát triển nhận thức.

- Đồ uống chứa caffeine: Một số loại đồ uống như cà phê, trà, nước soda… có chứa nhiều caffeine - chất gây kích thích hệ thần kinh làm tăng cường sự tỉnh táo, đồng thời kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Bà mẹ cho con bú ăn hoặc uống sản phẩm có chứa caffeine có thể truyền ngay chất kích thích này cho con qua sữa mẹ. Quá nhiều caffeine trong cơ thể có thể khiến trẻ bị kích ứng, cáu kỉnh, quấy khóc và mất ngủ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, bà mẹ đang cho con bú nên sử dụng không quá 300mg caffeine trong 1 ngày, điều này tương đương với không uống quá 2-3 ly cà phê.

- Cá chứa nhiều thủy ngân: Cá béo là 1 nguồn cung cấp protein và acid béo omega-3 tuyệt vời. Tuy nhiên, một số loại cá này có chứa lượng lớn thủy ngân - một kim loại nặng độc hại. Khi tiếp xúc với lượng thủy ngân quá nhiều qua sữa mẹ có thể gây nguy hiểm cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ nên tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân, bao gồm cá kiếm, cá thu và cá ngói.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Uống trà xanh khi đang cho con bú có an toàn?

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

Xem thêm