Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ăn nhiều thịt đỏ dễ mắc những bệnh gì?

Thịt đỏ là những loại thịt từ các loại gia súc như: bò, lợn, cừu, dê, ngựa, lạc đà… vì thịt giết ra có màu đỏ. Khảo sát cho thấy, trong vòng 10 năm qua lượng thịt đỏ và thịt đã chế biến tăng rất nhanh trong khẩu phần ăn của con người. Tỷ lệ các bệnh ung thư, tim mạch, tai biến mạch máu não và béo phì đã ở mức báo động. Liệu có sự liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ thịt và bệnh tật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Ung thư đại trực tràng

Người ta xếp thịt đỏ vào nhóm có thể là nguyên nhân trực tiếp có thể dẫn tới ung thư đại trực tràng, tuy nhiên những bằng chứng khoa học chứng minh còn có nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy có thể những loại thịt đỏ được qua chế biến như xúc xích hay thịt nguội mới là thủ phạm thực sự. Các loại thịt đỏ chế biến sẵn được WHO xếp vào danh mục tác nhân gây ung thư nhóm 1 – được coi là nguy hiểm hơn nhóm 2A bao gồm thịt đỏ chưa chế biến, bởi thịt chế biến sẵn còn có chứa thành phần nitrate, nitrite và muối là những yếu tố được cho là có thể trực tiếp gây ung thư. Theo chuyên gia dinh dưỡng Carolina Guizar, chúng ta không thể xác định được cụ thể một lượng tiêu thụ an toàn nào đối với thịt đỏ chế biến sẵn. Điều có thể nhận thấy rõ ràng là càng ăn nhiều thịt chế biến sẵn thì bạn càng có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng.

WHO đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy rằng tiêu thụ khoảng 5 dải thịt xông khói mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng tới 18%. Ngay cả khi bạn chỉ ăn khoảng 5 miếng mỗi ngày thì bạn cũng sẽ có 5% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở một thời điểm nào đó trong đời.

Chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ thịt đỏ khỏi chế độ ăn nhưng bạn có thể giảm thiểu các ảnh hưởng xấu của chúng bằng cách duy trì những thói quen dinh dưỡng lành mạnh như ăn nhiều hoa quả và rau xanh, kiểm soát tốt cân nặng và từ bỏ (hay không hút) thuốc lá. Cách thức chế biến thịt đỏ cũng sẽ giúp hạn chế phần nào nguy cơ ung thư. Ví dụ như khi nướng thịt đỏ, bạn có thể tẩm ướp thêm các gia vị có chứa các chất chống oxy hóa như hương thảo và kinh giới oregano. Một nghiên cứu vào năm 2010 đã chỉ ra rằng chiết xuất từ những gia vị này có thể giúp giảm thiểu sự hình thành của các chất gây ung thư sinh ra trong quá trình nướng thịt. Những quả cà chua sống giàu chất chống oxy hóa hay hành tây ăn kèm với món xúc xích ngon lành cũng cho hiệu quả tương tự. Ngoài ra, nấu thịt đỏ ở nhiệt độ thấp hơn trong thời gian lâu hơn có thể ngăn chặn hiện tượng than hóa thực phẩm, là nguồn gốc sinh ra các tác nhân ung thư.

Bệnh tim mạch

Bạn từ lâu đã nghe những thông tin cảnh báo về tác hại của chất béo bão hòacholesterol trong thịt đỏ, tuy nhiên các nghiên cứu về mối liên quan giữa tiêu thụ thịt đỏ và bệnh tim mạch lại gây ra khá nhiều tranh cãi. Trong một nghiên cứu tổng quan khảo sát trên 11 nghiên cứu khác nhau, 4 nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thịt đỏ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong khi 5 nghiên cứu khác lại không chứng minh được điều này. Một nghiên cứu tổng quan khác lại chỉ tìm ra một mối liên hệ yếu giữa thịt đỏ với bệnh tim mạch, nhưng vẫn chỉ ra mối liên quan mạnh mẽ hơn giữa thịt đỏ chế biến sẵn với các vấn đề về tim mạch.

Theo GS. Simin Liu thuộc Đại học y tế công cộng Brown (Mỹ), thành phần muối trong các loại thịt chế biến sẵn có thể là vấn đề cần quan tâm. Natri là một yếu tố nguy cơ quan trọng có thể gây ra chứng cao huyết áp, và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng sắt có trong thịt đỏ có liên quan đến các bệnh tim mạch và nguy cơ nhồi máu cơ tim, đấy là chưa kể đến tác hại của các chất béo bão hòa.

Đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và bệnh tim mạch khá tương đồng, do vậy tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng hoàn toàn dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Một nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra rằng cứ mỗi khẩu phần thịt đỏ tăng thêm trong chế độ ăn sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 13% hay 15% đối với thịt chế biến sẵn.

Tiểu đường

Nghiên cứu của GS. Liu ước tính rằng với mỗi khẩu phần thịt đỏ tiêu thụ, nguy cơ mắc tiểu đường type 2 của bạn sẽ tăng lên từ 9-18%. Và một lần nữa, những loại thịt đỏ chế biến sẵn dường như gây ra nhiều vấn đề hơn bởi trong thành phần của chúng có chứa cả nitrite và nitrate. Một số hóa chất gây ung thư có thể hình thành khi chế biến thịt đỏ cũng gây độc với các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin, điều này đã được chứng minh trên mô hình động vật. Bản thân tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng có thể khiến bạn tăng cân và do đó làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều nếu chỉ thỉnh thoảng ăn một cái hamburger hay một bữa bít-tết. Theo một nghiên cứu so sánh giữa những người tiêu thụ thịt đỏ nhiều hơn 5 lần/tuần và những người ăn ít hơn 1 lần/tuần cho thấy chỉ ăn một phần nhỏ thịt đỏ và với tần suất không thường xuyên sẽ không dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường type 2.

Giảm tuổi thọ

Với mỗi khẩu phần thịt đỏ chế biến sẵn, nguy cơ tử vong bởi bất kỳ nguyên nhân nào của bạn tăng lên tới 13%. Tuy nhiên, những người tiêu thụ ít thịt đỏ nhất theo nghiên cứu sẽ có 1.08% nguy cơ tử vong và những người tiêu thụ nhiều nhất là 1.23%. Nói cách khác, một chiếc bánh hamburger có thể sẽ không gây hại gì cho bạn.

Lời khuyên dành cho bạn

Chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để có thể hiểu được chính xác cơ chế gây bệnh của thịt đỏ cũng như lượng thịt tối ưu có thể tiêu thụ trong chế độ ăn là bao nhiêu. Tuy nhiên, một vài lời khuyên dưới đây cũng phần nào giúp bạn sống khỏe mạnh hơn:

  • Luôn lựa chọn phần nạc của thịt đỏ, như là fillet.
  • Theo dõi khẩu phần ăn của bạn. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng thịt đỏ với kích thước tương đương với một lá bài, tức là vào khoảng 85-115 gram/bữa.
  • Không nên tiêu thụ quá 300-400 gram thịt đỏ/tuần.
  • Hạn chế tiêu thụ những loại thịt đỏ chế biến sẵn và nên lựa chọn những sản phẩm không chứa nitrate, nitrite.
  • Chế biến thịt đỏ ở nhiệt độ thấp hơn trong thời gian lâu hơn, nên tránh nướng hoặc chiên rán.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ. Chất xơ hoạt động như một chất làm sạch hệ thống tiêu hóa của bạn, nếu bạn không cung cấp đủ chất xơ, thành phần nitrate và nitrite sẽ lưu lại trong đại tràng và các tế bào sẽ phải tiếp xúc với chúng lâu hơn.
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm