Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 thời điểm cần bổ sung acid folic

Acid folic được phụ nữ yêu thích rất nhiều trong và ngay trước khi mang thai, nhưng loại vitamin B này còn có những lợi ích quan trọng khác trong suốt cuộc đời của bạn - nó thậm chí có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Acid folic là một dạng folate nhân tạo, một loại vitamin B (chính xác là B9). Acid folic được tìm thấy trong ngũ cốc, mì ống, bánh mì có bổ sung thêm acid folic, và tất nhiên là các chất bổ sung. Folate có nhiều trong các loại thực phẩm như rau lá, trứng và trái cây họ cam quýt. Acid folic và folate mang lại lợi ích sức khỏe trong suốt cuộc đời của bạn, nhưng bạn đặc biệt cần ưu tiên acid folic trong các trường hợp sau:

Bạn chuẩn bị mang thai

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 microgam (mcg) acid folic hàng ngày cùng với thực phẩm có folate từ chế độ ăn uống đa dạng. Điều này giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống và thiếu não. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu bổ sung ít nhất một tháng trước khi bạn mang thai. Hầu hết phụ nữ không biết rằng họ đang mang thai trong những ngày đầu và hầu hết các dị tật bẩm sinh lại xảy ra trong ba đến bốn tuần đầu tiên của thai kỳ. Cần lưu ý rằng bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa tới 7/10 trường hợp dị tật ống thần kinh.

Bạn có thai

Bổ sung đủ acid folic là một trong những cách để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh trước và trong khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể cần hơn 400 mcg acid folic mỗi ngày. Con số này có thể dao động từ 400 đến 800 microgam mỗi ngày. Những phụ nữ mang thai đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh nên dùng liều cao hơn. CDC khuyến cáo rằng những phụ nữ này nên bổ sung tới 4.000 mcg acid folic mỗi ngày trong một tháng trước khi mang thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ. Những bà mẹ mang đa thai nên dùng liều gấp đôi. Tin tốt là không giống như các loại vitamin trước khi sinh có thể khó uống vì kích thước lớn, acid folic là một viên thuốc nhỏ không có mùi vị. Bạn có thể nghiền nhỏ và trộn với mứt trái cây hoặc nhai trực tiếp. Bạn cũng nên thảo luận về các yếu tố rủi ro và quá trình mang thai của bạn với bác sĩ sản khoa để có các khuyến nghị cá nhân về lượng acid folic bạn cần trong thai kỳ.

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

Bạn đang cho con bú

Bạn nên tiếp tục bổ sung acid folic khi đang cho con bú. Điều này sẽ giúp đảm bảo em bé của bạn nhận đủ acid folic từ sữa mẹ. Nói chuyện với bác sĩ về lượng acid folic bạn có thể cần, một số chuyên gia khuyên bạn nên tăng lượng bổ sung lên 500 mcg acid folic mỗi ngày khi đang cho con bú.

Bạn bị thiếu máu

Nếu bạn không tiêu thụ đủ acid folic, bạn có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu folate. Folate và acid folic giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể bạn. Thiếu máu do thiếu folate là phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai, nhưng điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn nghiện rượu hoặc đang dùng một số loại thuốc để điều trị co giật, lo lắng hoặc viêm khớp. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, suy nhược, xanh xao, đau miệng và lưỡi. Hãy thảo luận về bất kỳ triệu chứng nào của bạn với bác sĩ  để xem liệu bạn có bị thiếu máu hay không.

Folic Acid: Benefits, Foods, Deficiency, and More

Bạn đang trong thời kỳ mãn kinh

Đó là sự thật: Phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh vẫn cần 400 microgam acid folic mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý là các chuyên gia không khuyên dùng acid folic để điều trị các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có cần bổ sung acid folic giai đoạn mãn kinh hay không.

Đọc thêm bài viết: Vitamin và muối khoáng thiết yếu dành cho phụ nữ

Bạn có đột biến gen

Một số người được sinh ra với một lỗ hổng di truyền cản trở khả năng chuyển đổi acid folic thành folate trong cơ thể bạn. Những người có đột biến gen methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR ) gặp khó khăn trong việc chuyển hóa acid folic và có thể cần bổ sung thêm lượng vitamin B này. Trao đổi với bác sĩ về nhu cầu acid folic của bạn.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ

Acid folic giúp giảm mức homocysteine, một loại acid amin có liên quan đến bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, không khuyến nghị sử dụng rộng rãi các chất bổ sung vitamin B để giảm nguy cơ mắc các bệnh này, ít nhất là ở thời điểm hiện tại thì chưa khuyến nghị. Thay vào đó, bạn nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Bạn đang phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe tâm thần

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biological Psychiatry, vitamin B - bao gồm cả acid folic - có thể giúp duy trì kỹ năng tập trung ở những người trải qua giai đoạn đầu của chứng rối loạn tâm thần. Trong nghiên cứu, những người bị tâm thần phân liệt được bổ sung vitamin B bao gồm acid folic thực hiện các nhiệm vụ tập trung và chú ý tốt hơn so với những người được cho uống giả dược.

Bạn có thể bị quá liều acid folic

Acid folic và folate rất cần thiết cho một sức khỏe tốt, nhưng bạn có thể sẽ lạm dụng nó. Bạn không nên dùng quá 1.000 mcg acid folic mỗi ngày trừ khi bạn được bác sĩ kê đơn. Quá nhiều acid folic có thể che giấu các triệu chứng của thiếu hụt vitamin B12 và có thể gây tổn thương thần kinh.

Sẽ rất khó để lạm dụng folate, nhưng thực phẩm tăng cường và chất bổ sung có thể đẩy bạn vượt quá giới hạn nếu bạn không theo dõi chế độ ăn uống của mình. Ví dụ, nhiều loại ngũ cốc ăn sáng có bổ sung acid folic với hàm lượng lên tới 100% nhu cầu khuyến nghị acid folic hàng ngày hoặc 400 mcg acid folic trong mỗi khẩu phần.

Nếu bạn đang cần bổ sung acid folic hoặc bất kỳ vitamin và khoáng chất nào khác để tăng cường sức khỏe, hãy liên hệ với Nhà thuốc VIAM thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng vitamin và vi chất hiệu quả, an toàn với các Chuyên gia, Dược sỹ có uy tín TẠI ĐÂY hoặc Hotline 024 3633 5678 để được tư vấn.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo The Healthy
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm