Bạn có thể sẽ bị bệnh đường hô hấp rất nặng
Rất nhiều người nói rằng, nếu bạn không rửa tay, bạn có thể bị ốm, điều này hoàn toàn đúng. Bạn có thể sẽ bị cảm lạnh, thậm chí là nghiêm trọng hơn như vậy. Cúm, viêm phổi, nhiễm adenovirus và thậm chí là bệnh chân tay miệng là tất cả những bệnh đường hô hấp mà bạn có thể mắc phải nếu bạn không rửa tay. Rửa tay đúng cách có thể làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh và mắc các bệnh đường hô hấp từ 16-21%.
Bạn bị tiêu chảy
Các bệnh liên quan đến tiêu chảy có thể sẽ tăng lên ở những người không rửa tay. Rửa tay sau khi đi vệ sinh là một trong số những điều quan trọng nhất khi giữ vệ sinh tay. Vi khuẩn và virus từ phân có thể gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến tiêu chảy, bao gồm nhiễm salmonella, noro virus và E.coli. Rửa tay có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu chảy khoảng 31%.
Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm hoặc trở thành nguồn lây nhiễm
Một thời điểm rửa tay khác cũng vô cùng quan trọng để phòng tránh bệnh tật đó là rửa tay khi nấu ăn. Thường xuyên rửa tay khi nấu nướng là vô cùng quan trọng để tránh lây nhiễm chéo. Các loại thực phẩm như thịt sống, rau có rất nhiều bụi bẩn, hoặc trứng cũng có thể là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển. Do vậy, nếu bạn không rửa tay đúng cách, bạn có thể bị lây bệnh từ những nguồn này.
Bạn sẽ lây nhiễm cho những người khác
Hãy nhớ rằng, tay bạn chạm vào rất nhiều đồ vật xung quanh bạn trong suốt cả ngày. Điều này có nghĩa là khi bạn chạm vào vào tay nắm cửa sau khi bạn chạm vào mắt, miệng, mũi hoặc mặt của mình cũng tức là bạn đang làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn của những người khác. Ngoài ra, khi bạn chạm vào tay nắm cửa, cũng chính là bạn đang nhiễm vi khuẩn của người khác đã chạm vào tay nắm cửa trước bạn.
Bạn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của những người có hệ miễn dịch suy yếu
Nguy cơ của việc không rửa tay ngoài việc bạn có thể bị nhiễm bệnh thì bạn cũng có thể trở thành nguồn lây và gây ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh, người cao tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người dễ bị nhiễm bệnh. Nói cách khác, bằng việc rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, bạn có thể cắt giảm phần lớn các biến chứng cho những người bị suy giảm miễn dịch ở xung quanh bạn.
Bạn có thể góp phần gây ra vấn nạn kháng kháng sinh
Rửa tay là bước quan trọng nhất trong việc phòng tránh bệnh nhiễm trùng, do vậy, rửa tay thường xuyên có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Nhiễm trùng cần được điều trị bằng kháng sinh. Rửa tay có thể dự phòng khoảng một phần ba nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu chảy và giảm khoảng một phần năm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Rửa tay cũng giúp làm giảm khoảng 60% nguy cơ lây nhiễm bệnh tiêu chảy ở những người bị suy giảm miễn dịch. Ít bị nhiễm trùng hơn có nghĩa là sẽ ít sử dụng kháng sinh để điều trị hơn, và việc lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra vấn nạn kháng kháng sinh. Rửa tay cũng có thể giúp dự phòng sự lây nhiễm của các bệnh do vi khuẩn gây ra nhưng lại kháng kháng sinh.
Bạn có thể sẽ phụ thuộc quá nhiều vào dung dịch rửa tay nhanh
Dung dịch rửa tay nhanh hoặc các loại giấy ướt lau tay chắc chắn sẽ rất hữu dụng trong một số trường hợp nhưng đó khong phải là những thứ bạn nên dùng hàng ngày. Rửa tay bằng xà phòng sẽ hiệu quả hơn, không chỉ bởi việc xà phòng có thể tiêu diệt các mầm bệnh trên tay mà còn bởi các động tác chà xát và xả nước sẽ giúp rửa sạch vi khuẩn, bụi bẩn tốt hơn. Tuy nhiên, việc rửa tay cần được thực hiện đúng cách, nghĩa là bạn phải lấy đủ lượng xà phòng và chà xát trong vòng ít nhất 20 giây. Có một vài mầm bệnh mà dung dịch rửa tay nhanh không thể tiêu diệt được, một trong số đó là vi khuẩn C.difficile – loại vi khuẩn mà nhiều người thường mắc phải sau khi sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sai lầm thường gặp khi rửa tay
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.