Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 cách giúp ngăn ngừa ốm vặt cho trẻ

Vi khuẩn gây bệnh có mặt ở khắp mọi nơi và trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn và bị ốm nhất do hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển.

Các mùa khác nhau trong năm kéo theo các bệnh lây truyền qua không khí khác nhau và hiện tại đang là mùa cúm. Cảm lạnh và cúm chắc chắn có trong không khí và bạn có thể giảm khả năng trẻ bị ốm và mắc bệnh cúm, đau bụng hoặc cảm lạnh thông thường.

Việc cha mẹ lo lắng về sức khỏe của con mình là điều bình thường nhưng lo lắng sẽ chẳng ích gì nếu bạn không chuẩn bị cho chúng về điều đó. Dưới đây là 7 cách giúp phòng bệnh cho trẻ.

1. Giữ tay trẻ sạch sẽ

Bố mẹ hãy cố gắng giữ cho tay của con luôn sạch sẽ bằng các cách sau đây:

  • Yêu cầu trẻ rừa tay thường xuyên: Chất khử trùng tay cũng có hiệu quả sát trùng, nhưng chúng không đủ. Tốt nhất trẻ vẫn nên được rửa tay với xà phòng và nước. Khuyến khích trẻ rửa tay mọi lúc: khi trẻ đi học về, trước khi ăn bữa chính, trước khi ăn nhẹ và thậm chí sau giờ chơi.
  • Bạn có thể tạo một trò chơi hoặc dạy trẻ một bài hát về rửa tay: Điều này sẽ giúp trẻ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này dễ dàng hơn.  Trẻ em luôn cho tay vào miệng và ăn vặt bằng tay. Khi trẻ thường xuyên rửa tay, nó sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn truyền từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác hoặc trường hợp xấu nhất là từ tay trẻ vào miệng. Bạn cũng nên cố gắng hạn chế thói quen cắn móng tay của trẻ.
  • Lau khô tay cũng quan trọng như rửa tay vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tay ướt có nhiều khả năng lây lan vi trùng và vi khuẩn hơn là tay khô ráo. Bạn có thể đảm bảo rằng trẻ được chọn chiếc khăn tay có hình dạng, màu sắc hoặc kiểu dáng mà trẻ muốn để khuyến khích trẻ tiếp tục rửa tay.
  • Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên vì móng tay ngắn không thể chứa nhiều bụi bẩn cũng như vi trùng và vi khuẩn như móng tay dài.  Nếu bạn đưa trẻ ra khỏi nhà, bạn có thể giúp trẻ rửa tay bằng khăn lau kháng khuẩn.

2. Tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ

Khi lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ mạnh. Hệ thống miễn dịch của một đứa trẻ không phát triển đầy đủ cho đến khi chúng được gần hai tuổi nhưng có một số cách để tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ và làm cho nó mạnh mẽ hơn, bao gồm:

  • Trái cây và rau: Trẻ có thể không muốn ăn rau xanh nhưng bạn phải nghĩ ra những phương pháp và cách thức để trẻ chịu ăn những loại rau đầy chất dinh dưỡng này. Cà rốt, cam và bông cải xanh đều chứa vitamin C giúp tăng sản xuất tế bào bạch cầu trong cơ thể trẻ. Các tế bào bạch cầu là những tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng, virus và vi khuẩn. Trẻ em nên ăn trái cây và rau hàng ngày. Sữa chua và quả óc chó cũng là món ăn nhẹ tuyệt vời để phát triển hệ thống miễn dịch. Bạn có thể đưa một số khẩu phần rau vào bữa ăn của trẻ bằng cách chế biến món ăn yêu thích của trẻ nhưng có thêm một chút rau hoặc bạn có thể xay thành món sinh tố. Một số ý tưởng khác để làm cho món ăn trở nên ngon miệng hơn đối với trẻ là cắt món ăn thành những hình thù nhỏ vui nhộn và tạo một trò chơi tương tác với trẻ. Cho trẻ ăn trái cây và rau quả là một trong những cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và làm cho trẻ khỏe mạnh hơn.

Đọc thêm bài viết: Trẻ cần ăn hay uống gì để tăng sức đề kháng?

  • Vitamin tổng hợp và thực phẩm bổ sung: Nếu bạn có một đứa trẻ kén ăn, việc cho trẻ ăn rau sẽ khó khăn hơn, nhưng bạn có thể cố gắng bổ sung chế độ ăn uống của trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng. Trẻ em trên ba tháng tuổi có thể dùng các chất bổ sung này. Các loại vitamin tổng hợp hàng ngày giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Chỉ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng thực phẩm chức năng cho trẻ.
  • Thực phẩm giàu men vi sinh: Chuối, đậu Hà Lan, măng tây và phô mai là một số ví dụ về thực phẩm giàu men vi sinh mà bạn có thể kết hợp trong chế độ ăn của trẻ. Loại thực phẩm này chứa vi khuẩn tốt giúp hệ thống miễn dịch của trẻ bằng cách xây dựng đường tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. Các chuyên gia cho rằng nó cũng hiệu quả như thuốc kháng sinh. Ngoài ra còn có một số loại kẹo dẻo mà trẻ rất thích nhai, loại kẹo này sẽ giúp ích cho vi khuẩn sinh học trong ruột và giúp ích cho khả năng miễn dịch của trẻ.
  • Nếu trẻ vẫn còn là trẻ sơ sinh, việc cho trẻ bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Sữa mẹ chứa đầy các kháng thể bảo vệ trẻ khỏi tất cả các loại nhiễm trùng và bệnh tật. Nó chứa oligosaccharide sữa mẹ (HMO) giúp tăng cường và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ trong suốt quá trình tăng trưởng. Bạn có thể chọn cho trẻ bú bao lâu tùy thích, nhưng các bác sĩ khuyên nên cho trẻ bú cho đến khi trẻ khoảng một tuổi.

Help your kids boost their immunity — Guardian Woman — The Guardian Nigeria  News – Nigeria and World News

3. Khuyến khích trẻ vận động

Bỏ iPad và điện thoại thông minh xuống, thay vào đó là mua một số đồ chơi phát triển trẻ. Hãy khuyến khích trẻ chạy xung quanh và tham gia vào các hoạt động không quá gắng sức giúp trẻ khỏe mạnh hơn và tránh khỏi mọi bệnh nhiễm trùng có thể muốn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Tập thể dục liên tục cũng giúp trẻ năng động và tăng cường lưu thông các tế bào bạch cầu và các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Nếu thời tiết thuận lợi, hãy cho trẻ chơi ở ngoài trời. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời rất tốt cho xương và hệ thống miễn dịch của trẻ. Ngay cả trong những ngày nghỉ hoặc trong mùa đông, hãy đảm bảo rằng trẻ được hít thở không khí trong lành ít nhất 30 phút mỗi ngày.

4. Ngủ ngon giấc

Trẻ ngủ đủ giấc ít có khả năng bị nhiễm trùng hơn trẻ ngủ không đủ giấc. Thiếu ngủ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vì hệ thống cơ thể của bạn phải làm việc thêm giờ để giữ cho bạn tỉnh táo. Ngủ đủ giấc giúp khả năng miễn dịch của bạn luôn sẵn sàng chiến đấu với các tác nhân xâm nhập.

Mỗi tuổi trẻ sẽ cần thời gian ngủ khác nhau. Từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, trẻ nên ngủ khoảng 15-17 tiếng. Trẻ em từ 1-3 tuổi cần ngủ từ 12-14 giờ mỗi ngày trong khi trẻ từ 4 tuổi trở lên thường ngủ từ 10-12 giờ. Tạo một lịch trình ngủ thoải mái cho trẻ để giữ cho trẻ khỏe mạnh.

5. Giữ nhà cửa sạch sẽ

Một ngôi nhà bẩn thỉu và bụi bặm là cách dễ nhất khiến trẻ bị ốm. Hãy luôn giữ nhà sạch sẽ và ngăn nắp. Các bề mặt khác nhau trong nhà là vật mang vi khuẩn dễ dàng. Đây là lý do tại sao bạn phải luôn lau sạch mọi bề mặt mà trẻ tiếp xúc: bàn phím, tay nắm cửa và các mặt bàn, ghế trong nhà. Bạn cũng nên lau đồ chơi của trẻ sau khi chơi để loại bỏ vi khuẩn: xe lửa, búp bê và thậm chí cả thú nhồi bông là nơi trú ngụ của các loại virus và vi khuẩn khác nhau.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rửa sạch các dụng cụ vệ sinh bằng chất khử trùng. Bạn cũng có thể ngâm chúng trong nước xà phòng nóng để làm sạch.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung sắt, kẽm có giúp tăng đề kháng không?

6. Tiêm phòng

Có rất nhiều tranh cãi và lo ngại về việc tiêm phòng cho trẻ nhỏ, nhưng nếu bạn nhất quyết ủng hộ tiêm chủng, trẻ có thể tiêm phòng cúm và điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các virus cúm trong không khí. Chúng tôi khuyên mọi người trong gia đình nên tiêm phòng cúm, kể cả vợ hoặc chồng của bạn. Một người bị bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm cho cả gia đình. Nếu bạn không tin về tác dụng và tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ, hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt trước khi đưa ra quyết định cuối cùng là không tiêm phòng cúm.

7. Giữ cho cơ thể đủ nước

Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất với lợi ích vô tận. Hãy chắc chắn rằng trẻ uống nhiều nước bất kể mùa nào. Nước giúp loại bỏ độc tố và nó cũng giữ cho máu giàu oxy của bạn được bơm khắp cơ thể. Nếu trẻ uống đủ nước, chúng sẽ không dễ mắc các bệnh khác nhau.

Nếu trẻ không thích uống nước, bạn có thể cố gắng làm cho nước trở nên thú vị hơn với chúng bằng cách thêm một số hương vị, trái cây hoặc bong bóng. Bạn cũng có thể thử lấy cho trẻ một chai nước mà trẻ thích. Đó có thể là một nhân vật trong phim hoạt hình yêu thích của trẻ hoặc một cái chai có hình ngộ nghĩnh. Nước là một trong những chất lỏng quan trọng và cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ.

Nếu bạn đã nỗ lực hết mình nhưng trẻ vẫn hay ốm vặt, hãy đảm bảo trẻ được khám và nhận điều trị từ bác sĩ. Đăng ký gói khám Tăng cường hệ miễn dịch cho bé cùng các chuyên gia đầu ngành của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam) TẠI ĐÂY  hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm