Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chờ con vào lớp 1 mới phát triển trí não là quá muộn

90% sự phát triển não bộ xảy ra khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, đây là thời điểm thích hợp nhất để cha mẹ tăng tương tác, tăng kết nối các tế bào thần kinh, giúp phát triển trí não cho con. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, sự phát triển trí não sớm có tác động lâu dài đến khả năng học tập và thành công của trẻ trong tương lai.

Phát triển trí não cho con vào lớp 1 là quá muộn, tại sao thế?

Khi mới sinh, não của trẻ sơ sinh trung bình chỉ bằng một phần tư kích thước của não người trưởng thành và tăng gấp đôi trong năm đầu tiên. Nó tiếp tục phát triển đến khoảng 80% kích thước của người trưởng thành khi được 3 tuổi và 90% khi được 5 tuổi. Đặc biệt, não của một đứa trẻ 2 tuổi có hàng nghìn tỷ khớp thần kinh kết nối - gấp đôi số lượng của người lớn. Vì vậy, đây là thời điểm “vàng” trong cuộc đời để phát triển não bộ, tăng cường trí thông minh cho con.

Những năm đầu đời là cơ hội tốt nhất để bộ não của trẻ phát triển.

Không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều quốc gia phát triển, cha mẹ đánh giá sai thời điểm phát triển trí thông minh cho con dẫn đến việc đầu tư không đúng hướng. Nhiều cha mẹ chỉ thực sự chú trọng bổ sung Omega thực vật cho con khi con đi học, khi con kém tập trung, chậm tiếp thu hoặc có kết quả kém ở trường. Trong khi 90% kích thước não bộ của con đã phát triển giai đoạn trước đó. Do đó, chờ con vào lớp 1 mới phát triển trí não theo các chuyên gia là quá muộn.

Nắm bắt thời điểm vàng, cha mẹ tập trung phát triển trí não cho con

Khoa học đã chứng minh di truyền chỉ tham gia 20-40% vào trí thông minh của trẻ. Một đứa trẻ có thông minh hay không sẽ phụ thuộc vào việc bộ não trẻ được đầu tư vào thời điểm có tốc độ phát triển thần tốc nhất; chế độ dinh dưỡng, môi trường chăm sóc giáo dục và cần cả sự nỗ lực học hỏi của con.

Do đó, những việc cha mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển não giúp con, đó là tại giai đoạn vàng (từ 0-3 tuổi). Cha mẹ nên:

Tăng cường sự tương tác

Từ khi sinh ra, trẻ phát triển các kết nối não bộ thông qua các trải nghiệm hàng ngày. Các kết nối được xây dựng thông qua các tương tác tích cực với cha mẹ và tương tác với thế giới.

Theo Tiến sĩ Frances P. Glascoe- Đại học Vanderbilt (Đức): Trẻ lớn lên trong những gia đình có cha mẹ thường nói chuyện, lắng nghe và  đọc sách cùng con có chỉ số IQ cao hơn và thành công hơn những đứa trẻ khác.

Tăng cường dinh dưỡng

Tuy não trẻ mẫu giáo đạt 90% kích thước não người lớn nhưng không có nghĩa là trẻ mẫu giáo sẽ biết mọi thứ như một người lớn. Não cần được lấp đầy các kết nối bằng việc bảo vệ tế bào thần kinh và tăng cường kết nối các khớp thần kinh của các tế bào này. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong phát triển trí não cho trẻ trong giai đoạn vàng từ 0-3 tuổi.

Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh có sẵn số lượng tế bào thần kinh dùng cho suốt quãng đời còn lại, các tế bào này không sinh ra thêm nhưng lại rất dễ bị tổn thương và có thể mất đi vĩnh viễn nên cần được bảo vệ thường xuyên, liên tục.

Trong giai đoạn 2- 6 tuổi, có ít nhất một triệu kết nối thần kinh mới được tạo ra mỗi giây, nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong đời. Các kết nối này cần có tế bào thần kinh, khớp thần kinh để kết nối với nhau, khiến não hoạt động, suy nghĩ, giao tiếp, vận động và làm mọi thứ. Do đó, bảo vệ càng nhiều tế bào thần kinh thì càng tốt cho các bước khởi đầu của bé.

Đáng lưu ý, cấu tạo não người có đến 60% khối lượng vật chất là chất béo, trong đó chủ yếu là Omega (ALA, DHA, EPA). 40% còn lại là nước, protein, carbohydrate và muối. Trong nhóm chất béo Omega 3, DHA, EPA làm nhiệm vụ tăng kết nối các tế bào thần kinh, còn ALA lại làm được cả 2 nhiệm vụ tăng kết nối và bảo vệ các tế bào thần kinh trước sự phá hủy của các gốc tự do- tác nhân phá hủy tế bào thần kinh và cũng chính là tác nhân gây ung thư khi trưởng thành. ALA, khi vào cơ thể con người cũng được chuyển đổi thành EPA, DHA. Đây là chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài, hàng ngày.

Hiện chỉ có Omega thực vật có thể cung cấp và giúp cơ thể chuyển hóa thành 3 loại Omega rất cần thiết cho trí thông minh của trẻ là ALA, DHA và EPA. Bởi vậy, Omega thực vật được rất nhiều chuyên gia tâm đắc và trở thành xu hướng của các mẹ bỉm sữa trên thế giới và ở Việt Nam thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, Omega thực vật còn được khuyên dùng bởi nguồn nguyên liệu an toàn ngay từ khâu gieo trồng, không có nguy cơ nhiễm thủy ngân hay các chất độc hại khác.

Đặc biệt là loại Omega thực vật được chiết xuất từ dầu hạt lý chua đen. Đây là loại quả có chứa thành phần vitamin E một cách tự nhiên, do đó, giúp bảo quản Omega không bị biến chất. Đồng thời, loại quả này chứa tỷ lệ Omega 6: Omega 3 là 4:1 giúp tối ưu hấp thu Omega vào não. Ngoài ra, nó là loại Omega không tanh, dễ hấp thu, Omega thực vật có thể sử dụng cho trẻ từ 1 ngày tuổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 bí quyết giúp con phát triển trí não của các bà mẹ Nhật Bản.

Theo alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm