Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 nguyên nhân gây tật bàn chân phẳng ở trẻ nhỏ

Bàn chân phẳng là một tình trạng phổ biến đặc trưng bởi việc thiếu độ cong ở lòng bàn chân, khiến lòng bàn chân chạm hoàn toàn vào sàn/đất. Tất cả trẻ em đều sinh ra với bàn chân phẳng, và sẽ bắt đầu phát triển độ cong của lòng bàn chân quanh khoảng 3 tuổi.

Thông thường, bàn chân phẳng ở trẻ em sẽ biến mất khi trẻ khoảng 6 tuổi và chỉ có 1-2 trẻ trên 10 trẻ sẽ vẫn bị bàn chân phẳng đến khi trưởng thành. Bàn chân phẳng được chia thành 2 loại là loại cứng và loại linh hoạt. Bàn chân phẳng linh hoạt là hiện tượng bình thường và không gây lo ngại gì. Tuy nhiên, bàn chân phẳng cứng thường là do vấn đề về xương hoặc khớp và cần được điều trị.

Bàn chân phẳng có phải là một khuyết tật không?

Khi trẻ còn nhỏ, vòm bàn chân của trẻ chưa hình thành do vậy, trẻ sẽ có bàn chân phẳng một cách tự nhiên. Nhưng, tình trạng này sẽ giảm đi và gần như biến mất khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ đã trên 6-7 tuổi và vẫn tiếp tục có bàn chân phẳng, thì có thể đó là do bất thường hoặc dị tật về gót chân, khiến xương gót chân quay vào trong làm cho vòm bàn chân bị sụp xuống. Mặc dù bàn chân phẳng là một dị tật nhưng không phải là một dạng khuyết tật.

Nguyên nhân gây bàn chân phẳng ở trẻ

Không phải tất cả trẻ em đều có nguyên nhân gây ra dị tật bàn chân phẳng giống nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Giảm trương lực cơ

Ở trẻ bị giảm trương lực cơ, các dây chằng của trẻ thường sẽ bị giãn hơn, khiến khớp chuyển động quá giới hạn bình thường. Giảm trương lực cơ là hậu quả của việc xương gót chân xoay vào trong, khiến vòm bàn chân sụp xuống và dẫn đến tình trạng bàn chân phẳng.

  • Tăng trương lực cơ
  • Ở trẻ em bị tăng trương lực cơ, gân Achille sẽ kéo bàn chân vào trong, dẫn đến bàn chân phẳng.
  • Khớp bất động

Trong trường hợp trẻ bị khớp bất động, các dây chằng giữ bàn chân của trẻ sẽ quá lỏng lẻo, dưới tác động của trọng lực cơ thể vòm bàn chân sẽ sụp xuống, dẫn đến bàn chân phẳng.

Di truyền

Một số trẻ sẽ di truyền tật bàn chân phẳng từ bố mẹ

Thừa cân

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ thừa cân thường sẽ có bàn chân phẳng.

Khi trẻ lớn hơn, bàn chân của trẻ dần sẽ phát triển và hoàn thiện hơn, nhưng nếu trẻ vẫn bị bàn chân phẳng ở tuổi trưởng thành thì có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá
  • Lão hoá

Dấu hiệu và triệu chứng của tật bàn chân phẳng

Mặc dù đa số trẻ bị bàn chân phẳng sẽ không xuất hiện triệu chứng gì, nhưng một số dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau chân: đau ở gót chân, bàn chân, đầu gối hoặc đôi khi là cả bàn chân
  • Gót chân của trẻ nghiêng ra ngoài
  • Dáng đi bất thường
  • Khó đi lại nếu sử dụng một số loại giày nhất định
  • Chạy chậm hơn hoặc không thể chạy nhanh như bạn bè cùng trang lứa
  • Giảm năng lượng khi tham gia các hoạt động cường độ cao
  • Có xu hướng thu mình, không hứng thú với các hoạt động thể chất

Nguy cơ và biến chứng

Bàn chân phẳng có ảnh hưởng đến tư thế, vóc dáng và sức khoẻ cơ bắp của trẻ. Bàn chân phẳng có thể dẫn đến một chuỗi các phản ứng, bao gồm:

  • Đau khớp
  • Yếu cơ
  • Kiệt sức
  • Có xu hướng đi kiễng chân gây ảnh hưởng đến vóc dáng và tư thế
  • Đi khập khiễng khi đi bộ hoặc chạy
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển bàn chân

Trẻ thường được chẩn đoán bàn chân phẳng khi 6-7 tuổi, vì khi đó xương của trẻ đã phát triển, vòm bàn chân đã có thể hình thành ở bàn chân. Mặc dù không có độ tuổi chính xác để chẩn đoán tật bàn chân phẳng nhưng cha mẹ thường sẽ đưa trẻ đi khám nếu trẻ vẫn có bàn chân phẳng khi được 11 tuổi.

 

Điều trị tật bàn chân phẳng

Điều trị tật bàn chân phẳng bao gồm 2 loại, tuỳ thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Điều trị không phẫu thuật

Phương pháp này thường được khuyến nghị khi trẻ không xuất hiện triệu chứng gây cản trở cuộc sống. Các lựa chọn điều trị không cần phẫu thuật bao gồm

  • Điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của trẻ
  • Nắn chỉnh
  • Vật lý trị liệu
  • Dùng thuốc
  • Sử dụng các loại giày đặc biệt

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị bàn chân phẳng ở trẻ em chỉ được khuyến nghị khi các phương pháp không phẫu thuật không giúp ích được gì cho trẻ hoặc nếu trẻ bị đau do tật bàn chân phẳng.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị tật bàn chân phẳng bao gồm:

  • Sửa chữa gân bị rách hoặc bị giãn
  • Gắn một hoặc nhiều xương ở mắt cá
  • Cắt hoặc tạo hình lại xương để sửa chữa vị trí của chân
  • Kéo dài hoặc thay thế gân

Chăm sóc trẻ bị tật bàn chân phẳng tại nhà.

Đa số các trẻ bị tật bàn chân phẳng sẽ không có triệu chứng và do vậy không cần phải điều trị. Tuy nhiên, do chân của trẻ rất linh hoạt, nên cha mẹ có thể sử dụng một vài biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp trẻ điều chỉnh tật này:

  • Sử dụng miếng lót được thiết kế riêng để hỗ trợ vòm chân
  • Sử dụng giày dép phù hợp
  • Có thể cân nhắc sử dụng các loại nẹp, niềng
  • Luyện tập thể thao theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu

Tật bàn chân phẳng có dự phòng được không?

Do trẻ sinh ra sẽ có bàn chân phẳng một cách tự nhiên, nên tật bàn chân phẳng không thể dự phòng được trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nếu bàn chân trẻ vẫn phẳng khi trẻ được 6-7 tuổi, bạn có thể cho trẻ đi loại giày đặc biệt hỗ trợ vùng vòm chân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những vấn đề về chân thường gặp ở người cao tuổi 

Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

Xem thêm