5 điều cần biết về chứng tự kỷ
Tự kỷ, được gọi đầy đủ là Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK), là một dạng rối loạn phát triển. Rối loạn phát triển thường xuất hiện từ lúc bé dẫn đến tình trạng khuyết tật suốt đời. Ngày nay việc tìm ra được nguồn tin đáng tin cậy về tự kỷ là khá khó khăn bởi có quá nhiều hiểu lầm sai lệch về tự kỷ được đăng lên internet.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một dạng rối loạn về sự khác biệt và/hoặc những thách thức trong các kỹ năng giao tiếp xã hội, vận động, ngôn ngữ và khả năng phát triển trí tuệ bình thường.
Những người bị tự kỷ có phản ứng không bình thường trước những kích thích lên giác quan như nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi vị, và/hoặc cảm giác thèm bất thường một thứ gì đó.
Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm “chuyển động liên hồi” (đập tay liên tục, di chuyển chân, đung đưa người), có những hành động giống nhau lặp đi lặp lại, không thích sự thay đổi, lo âu, và một số trường hợp có tài năng “bác học” trong một số lĩnh vực nhất định nào đó (thường là âm nhạc hoặc toán học).
Vì tự kỷ là một rối loạn phổ nên nó sẽ có nhiều mức độ từ nhẹ đến vừa và nặng.
5 Điều cần biết về chứng tự kỷ
1. Hầu hết trường hợp, chúng ta không tìm được nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ. Một số loại thuốc dùng trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ. Tuy nhiên ngoài lý do đó, ta không biết thêm về các nguyên do khác dẫn đến chứng bệnh này.
Ví dụ, ta biết rằng các bé trai thường có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn nhiều so với bé gái, nhưng không lý giải được tại sao lại như vậy. Tương tự, ta biết cha mẹ cao tuổi thường có khả năng cao hơn sinh ra trẻ tự kỷ nhưng cũng không biết được nguyên nhân vì đâu.
Ta biết tự kỷ cũng có thể di truyền, nhưng ngoại trừ quyết định sinh hay không sinh con, không có cách nào biết được liệu đứa bé có bị tự kỷ hay không.
2. Có rất nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả nhưng không đảm bảo chữa khỏi căn bệnh này. Việc sử dụng thuốc điều trị tự kỷ thường rất ít gặp mà thay vào đó là các liệu pháp tác động hành vi, phát triển, ngôn ngữ và nghề nghiệp chuyên sâu
Nhiều trẻ tự kỷ gặp vấn đề về dạ dày-ruột nên vừa cần tránh ăn một số loại thức ăn nhất định để đảm bảo con trẻ được cung cấp dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc hay hình thức điều trị hoặc chế độ ăn nào có thể chữa khỏi tự kỷ.
3. Tự kỷ có thể vừa được xem là thế mạnh cũng vừa là điểm yếu của cá nhân. Đương nhiên bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn do bệnh gây ra nhưng nhiều người bị tự kỷ cũng có những thế mạnh đáng chú ý, thậm chí vượt trội.
Ví dụ: Nhiều bệnh nhân tự kỷ cực kỳ thông minh. Đa phần bệnh nhân đều thông minh ở mức trung bình trong một số lĩnh vực đòi hỏi khá năng trí tuệ cao.
Nhiều người có khả năng nổi bật trong các lĩnh vực âm nhạc, toán học, công nghệ, nghệ thuật và kỹ sư – mặc dù số người thực sự sở hữu bộ não “bác học” khá hiếm.
Bệnh nhân tự kỷ thường thành thật và đáng tin, một phần do họ gặp khó khăn trong việc nhận ra và sử dụng lối nói mỉa mai, tâng bốc hay dối trá.
4. Có rất nhiều hiểu lầm về tự kỷ. Rất khó để một người không bị tự kỷ tưởng tượng ra cảm giác của người tự kỷ. Ngoài ra, hầu hết các bài kiểm tra IQ và phát triển đều dành cho những người không bị tự kỷ. Kết quả là nhiều hiểu lầm xuất hiện.
Ví dụ, một số người tin rằng bệnh nhân tự kỷ không có khả năng yêu thương, không biết tưởng tượng hoặc không có cảm xúc. Tuy nhiên tất cả những suy nghĩ này đều xuất phát từ những hiểu lầm, không đến từ thực tế.
5. Tất cả các dạng tự kỷ đều gây ra nhiều khó khăn. Tự kỷ dạng nặng có thể khó kiểm soát vì nó có thể đi kèm các hành vi hung hăng và thách thức cực đoan trong giao tiếp. Nhưng tự kỷ chức năng cao thường kèm theo các vấn đề tâm thần khác như lo âu, các hành vi ám ảnh, rối loạn nghiêm trọng chức năng giác quan, và thậm chí cả trầm cảm.
Chẩn đoán mắc tự kỷ không phải dễ dàng. Thậm chí nhiều người sẽ sợ hãi nó. Nhưng quan trọng là người mắc tự kỷ vẫn có thể sống một cuộc sống lành mạnh.
Theo thời gian, bạn sẽ khám phá ra nhiều nguồn hỗ trợ và cơ hội cho trẻ tự kỷ và gia đình. Bạn cũng sẽ biết được khả năng ứng phó – thậm chí là vượt lên – của bản thân trước căn bệnh tự kỷ.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Những biểu hiện sớm của chứng tự kỷ
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.