Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 điều bạn không biết về kinh nguyệt

Phụ nữ có thể có đến 450 kì kinh trong cả đời, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn biết tất cả mọi thứ về "bà dì" của mình. Dưới đây là năm điều sẽ khiến bạn ngạc nhiên về kinh nguyệt.

1. Bạn có thể mang bầu trong kì kinh của mình

Đang trong kì kinh nguyệt không đồng nghĩa với việc bạn không thể có thai. 

Lí do đầu tiên là, bạn có thể rụng trứng ngay trong kì kinh của mình hoặc vài ngày sau khi nó kết thúc. Hơn nữa tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể bạn từ 3 -5 ngày nên nếu quan hệ tình dục vào thời điểm này có thể dẫn đến việc thụ thai.

Một lý do ít phổ biến hơn là trong thời kì rụng trứng, một số chị em có thể bị chảy máu và tưởng nhầm rằng mình đến kì. Khả năng sinh sản của bạn đạt đến mức cao nhất khi bạn rụng trứng, thế nên quan hệ tình dục vào thời điểm này có thể làm tăng khả năng mang bầu của bạn. 

Tựu chung lại, hãy dùng bao cao su để tránh thai, dù bạn đến kì hay không đến kì. 

2. Chảy máu trong thời kì dùng thuốc tránh thai không có nghĩa là bạn đến kì

Hiện tượng chảy máu trong thời gian bạn dùng thuốc tránh thai được gọi là "withdrawal bleeding" (giảm thời gian chảy máu do giảm nội tiết), không phải là một kì kinh bình thường. 

Thường thì bạn sẽ rụng trứng vào giữa kì kinh nguyệt của mình. Nếu trứng rụng không được thụ thai, lượng hormone trong máu của bạn giảm, làm bong lớp thành trong của tử cung và bạn sẽ chảy máu. 

Các loại thuốc tránh thai ngăn quá trình rụng trứng. Với hầu hết các loại thuốc, bạn sẽ bổ sung hormones trong 3 tuần liên tiếp cùng với một tuần uống thuốc mà không có hormone. Thuốc tránh thai không cản trở việc tăng sinh lớp nội mạc tử cung, nó chỉ ngăn chặn việc rụng trứng. Hiện tượng chảy máu (gần giống với kì kinh) ở tuần thứ tư chỉ đơn thuần là phản ứng của cơ thể bạn khi thiếu hormone sau ba tuần được cung cấp đầy đủ. 

3. Kì kinh nguyệt của bạn sẽ thay đổi trong suốt cả cuộc đời

Sự thay đổi này diễn ra do sự biến đổi trong hormone của bạn. 

Khoảng 3 năm sau khi bạn trải qua kì kinh đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ương đối ổn định. Chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi vị thành viên có thể dao động từ 21 đến 45 ngày, thậm chí là vài tháng. Nhưng khi bạn đã ổn định hơn, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ khá đều đặn, thường dao động trong khoảng từ 21 đến 35 ngày. 

Thay đổi về hormone trong thời kì tiền mãn kinh sẽ khiến bạn có nhiều thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng cách giữa các kì kinh hay lượng máu trong mỗi kì sẽ không đều. Thời kì này có thể kéo dài đến 10 năm trước khi bạn mãn kinh. 

Không giống như những thay đổi dần dần trong cuộc đời, các vấn đề như chảy máu rất nhiều hay mất kinh là những việc đáng lo ngại. Hãy tư vấn bác sĩ nếu bạn thấy có chuyện gì đó không ổn. 

4. Tampon và băng vệ sinh không phải lựa chọn duy nhất của bạn

Bạn có rất nhiều lựa chọn để có thể kiểm soát kì kinh nguyệt của mình. 

Cốc nguyệt san là một loại cốc làm bằng silicon, đủ dẻo để vừa trong âm đạo của bạn và có chức năng hứng máu khi bạn đến tháng. Quần lót kinh nguyệt có khả năng thấm rất tốt - bạn có thể dùng nó vào những ngày chảy ít hơn hoặc dùng kết hợp với tampon. Băng vệ sinh bằng vải có thể được giặt và sử dụng nhiều lần. 

Bạn sẽ tiết kiệm tiền hơn khi sử dụng những sản phẩm dùng nhiều lần này và đồng thời, bạn còn có thể cắt giảm lượng rác thải mà mình thải ra nữa. Trong một số trường hợp, bạn sẽ ít phải thay hơn là khi dùng tampon hay băng vệ sinh. Ví dụ như, bạn sẽ phải thay tampon khoảng 4 đến 8 tiếng mỗi lần, nhưng khi sử dụng cốc nguyệt san thì phải đến 12 tiếng bạn mới phải đổ một lần. 

Mỗi sản phẩm này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn hãy lựa chọn sản phẩm nào phù hợp nhất với mình nhé. 

5. Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS là một bí ẩn

Không một bác sĩ nào nắm rõ nguyên nhân của hội chứng này. Một số ý kiến cho rằng, các thay đổi về hormone trong kì kinh, thay đổi về các hóa chất trong não bộ và các vấn đề về tình cảm khác có thể khiến cho chứng PMS của bạn tệ hơn. 

Không những thế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các cơn đau mà bạn trải qua trong kì kinh của mình có thể ngăn cản hoạt động trí óc của bạn, khiến cho bạn khó khăn hơn trong việc tập trung vào công việc. 

Cách tốt nhất để đối phó với PMS là thay đổi lối sống của bạn. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ 8 tiếng và không hút thuốc. Hãy ăn nhiều hoa quả, rau củ và các loại thực phẩm nguyên cám và giảm lượng muối, đường, caffein và chất có cồn. 

Hãy đi khám nếu PMS ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, hoặc nếu bạn có triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng. Có khả năng là bạn mắc phải các hội chứng khác nghiêm trọng hơn và cần được điều trị sớm. 

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm