Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 quan niệm sai lầm về người bị nghe kém

Nghe kém không chỉ ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của một cá nhân, mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội.

Dưới đây là top 6 quan niệm sai lầm thường gặp nhất.

1.    Người bị nghe kém phải sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Cách giao tiếp của người bị giảm thính lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ nghe kém, có sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử hay không, độ tuổi và ngữ cảnh cuộc trò chuyện… Trên thực tế, đa số những người giảm sức nghe không sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

2.    Tăng âm lượng sẽ giúp người bệnh hiểu những gì bạn đang nói

Nên biết rằng, việc la hét và tăng âm lượng quá mức sẽ làm biến dạng nhịp điệu tự nhiên của lời nói, làm sai lệch chất lượng âm thanh và khiến cho việc nhận biết cử động môi khó khăn hơn. Vì thế, để người bị nghe kém tiếp thu âm thanh dễ hơn, hãy nói rõ ràng với mức âm lượng vừa phải, hoặc đơn giản là ngồi gần người nghe.

Tăng âm lượng khiến người bị nghe kém khó nghe hơn

3.    Máy trợ thính và cấy ghép ốc tai giúp khôi phục sức nghe bình thường

Đeo máy trợ thính hoặc cấy ốc tai điện tử sẽ giúp cải thiện sức nghe, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sức nghe của người bệnh sẽ trở về bình thường. Ngoài ra, khả năng lắng nghe của người được cấy ốc tai điện tử còn phụ thuộc vào các yếu tố như: tiền sử thính giác của cá nhân, độ tuổi phát bệnh, thời gian nghe kém và tuổi cấy ốc tai.

4.    Người bị nghe kém có trí tuệ hạn chế

Người bị nghe kém có chỉ số thông minh giống như người bình thường, và việc suy giảm thính lực mà không điều trị sẽ chỉ khiến họ lắng nghe khó khăn hơn. Vì thế, đừng nói chuyện với họ bằng thái độ kỳ thị.

5.    Tình trạng nghe kém chỉ xảy ra ở người lớn tuổi

Suy giảm sức nghe có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi. Theo số liệu của Viện Better Hearing (Mỹ) thì đa số người mắc chứng bệnh này thường có độ tuổi dưới 65.

(Sapo dài) 6 quan niệm sai lầm về người bị nghe kém - ảnh 2

Đa số người nghe kém là giới trẻ

6.    Người bị nghe kém là bất lịch sự và tự phụ

Trong nhiều cuộc trò chuyện, để lắng nghe rõ hơn, người giảm thính lực thường đưa người về phía trước hoặc ngồi gần hơn với loa, nhưng đừng vì thế mà kết luận rằng họ thô lỗ và tự cao.

Thảo dược: Phương pháp giúp người nghe kém tìm lại thính lực

Ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng suy giảm thính lực chính là khả năng giao tiếp của người bệnh bị hạn chế, từ đó gây ra những hiểu lầm không đáng có, tác động đến tâm lý của họ, đặc biệt là người cao tuổi. Do đó, để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của chứng bệnh này, việc phát hiện và điều trị sớm ngay từ đầu là rất quan trọng.

Để lắng nghe tốt hơn, người bị giảm sức nghe có thể sử dụng thuốc, máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử hay thiết bị trợ giúp khác. Tuy nhiên, các số liệu thống kê đều cho thấy rằng, số lượng máy trợ thính được sản xuất hiện nay chỉ đáp ứng 10% nhu cầu trên thế giới. Việc cấy ghép ốc tai điện tử cũng đòi hỏi chi phí cao, không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện.

Đứng trước thực tế đó, nhiều chuyên gia Việt Nam đã nhanh nhạy “phát minh” ra một bài thuốc chữa nghe kém hiệu quả. Đó là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý hiếm, với thành phần chính là cây cối xay, kết hợp với vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… Để phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại, bài thuốc này đã được bào chế thành viên nén tiện dùng, có tác dụng tăng cường tuần hoàn tai trong, bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho tế bào thần kinh tai, từ đó giúp tăng cường thính lực hiệu quả, xua tan nỗi lo điếc tai, ù tai, nghe kém, đặc biệt là ở người già.

Nghe kém không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân người bệnh mà còn khiến cho người khác ngại giao tiếp với họ. Vì vậy, hãy sử dụng thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ cây cối xay mỗi ngày để tăng cường sức khỏe thính giác, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa chứng bệnh này, tránh những phiền toái không đáng có!

Hương Trà - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm