Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 cách điều trị triệu chứng mất nước một cách tự nhiên

Những người nào dễ bị mất nước nhất? Vận động viên những người thường xuyên luyện tập ngoài trời, trẻ nhỏ thường gặp vấn đề về đường ruột và người già dễ nhạy cảm với tác động của mất nước.

Chúng ta đều yêu mùa hè, dành nhiều thời giạn tận hưởng cái nắng nóng và chảy nhiều mô hôi khi luyện tập. Tuy nhiên với khí hậu nóng ẩm như thế này việc tập luyện chảy nhiều mô hôi có thể dẫn đến việc mất nước và mất cân bằng điện giải.

Những người nào dễ bị mất nước nhất? Vận động viên những người thường xuyên luyện tập ngoài trời, trẻ nhỏ thường gặp vấn đề về đường ruột và người già dễ nhạy cảm với tác động của mất nước.

Bạn cần phải phải làm gì để cơ thể không bị mất nước hay nặng hơn là mất cân bằng điện giải? Tất nhiên uống đủ nước hàng ngày, theo dõi cơn khát và đi tiểu, liên tục nạp nước khi tập luyện.

Vậy mất nước là gì?

Mất nước xảy ra khi khi lượng nước trong cơ thể giảm đi nghiêm trọng.

Có ba loại mất nước tùy thuộc và từng loại dịch cơ thể bị mất:

  • Mất điện giải, chủ yếu là mất natri
  • Mất toàn nước
  • Mất cả nước và điện giải.

Mất nước được định nghĩa là mất quá nhiều dịch của cơ thể, nói cách khác, việc này xảy ra khi cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn lượng chất lỏng cơ thể đang tiêu thụ để duy trì chức năng bình thường. Dịch cơ thể mất đi không chỉ mất nước, mà còn mất một hoặc nhiều chất điện giải.

Điện giải là những chất có vai trò đặc biệt trong cơ thể để mang tín hiệu điện tử giúp cân bằng độ pH và duy trì các chức năng quan trọng, như nhịp tim và tín hiệu thần kinh. Một số loại điện giải cơ bản  canxi, natri, kali, cho, magie và bicarbonate. Trong số những điện giải trên kali, natri và clo được cho là những điện giải quan trọng nhất. Một số bộ phận cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào sự cân bằng điện giải và hydrat hóa thích hợp- và do đó đặc biệt dễ bị tổn thương do mất dịch như não, hệ thần kinh trung ương và cơ.

Dưới đây là vai trò của những điện giải và chúng ảnh hưởng như thế nào với sự mất nước:

  • Quá nhiều natri có thể gây ra mất nước do tăng natri máu, tăng lượng natri nạp vào là một vấn đề rất được quân tâm.
  • Kali đóng vai trò trong việc điều hòa nhịp tim và chức năng cơ. Sự sai lệch về nồng độ kali hơn mức cần thiết hoặc thấp hơn mức cơ thể cần, có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim và gây ra những thay đổi trong huyết áp. Nhiều người có lượng kali thấp sẽ càng trầm trọng hơn khi tiêu thụ nhiều natri.
  • Clo giúp cân bằng các loại dịch khác trong cơ thể. Việc tăng hay giảm nhiều lượng clo trong có thể có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
  • Magie cần cho sự co bóp cơ, suy trì nhịp tim bình thường, chức năng thần kinh, củng cố xương chắc khỏe giảm lo âu, và giữ ổn định cân bằng protein-dịch. Đó là lý do tại sao thiếu hụt magie không tốt và dẫn đến triệu chứng mất nước.

Có rất nhiều hormone cũng kiểm soát hoạt động và nồng độ điện giải trong cơ thể. Điện giải chủ yếu là được tiết ra từ thận và tuyến thượng thận. Chúng bị kiểm soát bởi các hormone trong đó có renin, angiotensin, aldosterone và hormone chống lợi tiểu.

Dấu hiệu của mất nước

Có rất nhiều dấu hiệu của mất nước  chứ không hẳn là khát nước. Ví dụ, những dấu hiệu mất nước cũng bao gồm việc căng cổ và hàm, táo bón, nôn và co thắt cơ kéo dài.

Những dấu hiệu của mất nước cơ bản gồm có:

  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Khát
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Các nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ mất nước còn có ảnh hưởng đến tâm trạng và nhận thức, góp phần gây nên tình trạng thiếu tập trung, suy giảm thị lực, tri giác, theo dõi, nhớ lại, khả năng chú ý, kỹ năng vận động, tâm lý và trí nhớ và đặc biệt là tiêu hóa.

Vấn đề tiêu hóa cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của mất nước bởi cơ của đường tiêu hóa cần đủ nước để co bóp một cách hớp lý giúp vấn đề đại tiểu tiện được dễ dàng hơn. Vì vậy lượng nước và điện giải cao thấp đều dẫn đến tiêu chảy, táo bóm chảy máu. Ở những người cao tuổi, mất nước cũng thường xảy ra khi thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè.

Triệu chứng của mất nước nghiêm trọng:

  • Cực kỳ khát nước
  • Khó chịu
  • Nhầm lẫn
  • Cực kỳ khô miệng
  • Mắt trũng
  • Không ra mồ hôi
  • Khóc không có nước mắt ở trẻ nhỏ
  • Tiểu ít hoặc ko đi tiểu
  • Da ấn lõm
  • Hạ huyết áp
  • Nhịp tim nhanh
  • Sốt
  • Mê sảng

Một số dấu hiệu hiệu của mất nước và tăng dấu hiệu của tăng natri máu tương tự nhau mặc dù tác động  của chúng có thể khác nhau. Tăng natri nháu thường không nguy hiểm như mất nước nhưng một số trường hợp cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Dấu hiệu của tăng natri có thể gồm:

  • Da nóng
  • Khô dịch cơ thể
  • Vô cùng khát nước
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Cáu gắt
  • Mê sảng
  • Cứng khớp
  • Co giật

Cách để điều trị

Uống đủ nước hàng ngày

Là cách nhanh nhất để điều trị mất nước. Nước trắng là cách tốt nhất để ngăn ngừa và đánh bạo được sự mất nước đặc biệt là điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng.

Khuyến nghị uống nước là từ 8-10 cốc nước mỗi ngày giúp duy trì nồng độ điện giải và tránh dấu hiệu mất nước. Khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc trong và sau tập luyện, uống nước nhiều là một sự hợp lý.

Các yếu tố trong chế độ ăn, tuổi, mức độ hoạt động thể lực và kích cỡ cơ thể xác định bạn sẽ cần uống bao nhiêu nước, vì vậy cần chú ý đến mức độ khát nước của bạn.

Làm thế nào để bạn biết đang uống đủ nước? Một nguyên tắc nhỏ là uống đủ nước để bạn đi tiểu ít nhất một lần trong 3-4 tiếng.

Lượng nước tiểu không nên có màu vàng đậm nhưng cũng không cần đến mức màu trắng. Vì vậy cần để ý đến lượng nước mình đang uống khoảng 8-10 cốc mỗi ngày nhưng lại một lần nữa phải nhắc lượng nước còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện của ngày hôm đó.

Phụ nữ mang thai thì cần thêm nhiều nước hơn khoảng 10-13 cốc nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm ngăn ngừa việc thiếu hụt. Tương tự như vậy trẻ dậy thì cũng cần nhiều nước cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh hơn các độ tuổi khác.  Bất cứ ai uống kháng sinh, lợi tiểu, hormone, thuốc tăng huyết áp và thuốc điều trị ung thư đều cần uống nhiều nước.

Ăn nhiều thực phẩm mọng nước

Đây là những thực phẩm giàu nước mà bạn cần trong chế độ ăn: nước dừa, cần tây, dưa hấu và các loại dưa, dưa chuột, kiwi, ớt chuông, họ quả cam chanh như cam, bưởi tây; cà rốt, các chế phẩm sữa lên men như sữa chua, dứa.

Những nguồn thực phẩm khác như chuối, nho, mướp đắng, đu đủ, quả mọng, bơ, cà chua, bí ngồi cũng là những thực phẩm nhiều nước.

Thử các loại nước thay thế lành mạnh thay cho nước

Nếu ý tưởng uống nước trắng không đủ hấp dẫn bạn thì hãy thử những loại nước ít đường, chẳng hạn như nước dừa là sự lựa chọn lý tưởng.

Nước dừa có chứa rất nhiều thứ góp phần ào quá trình hydrate hóa như kali, acid amin, enzyme, các yếu tố tăng trưởng và khoáng chất. Trên thực tế thành phần của nước dừa tương tự tự như thành phần trong máu người giúp chúng ta phục hồi sau khi bị mất nước hoặc tập luyện.

Những đồ uống khác cũng giúp cung cấp nước tốt:

  • Nước ép rau củ tự làm
  • Sinh tố hoa quả
  • Trà thảo mộc
  • Nước khoáng
  • Nước chanh mật ong ấm
  • Nước trà lên men
  • Nước canh xương hầm

Giữ đủ nước trong và sau khi tập luyện

Trong suốt quá trình luyện tập hoặc hoạt động bạn bị mất cân bằng điện giải vì mồ hôi ra nhiều. Cách tốt nhất là hãy uống nhiều nước trong suốt quá trình luyện tập. Uống một cốc nước trước khi luyện tập, ít nhất là một cốc sau khi tập xong.

Trong những trường hợp tập nặng hoặc tập sức bền, việc bổ sung nước cần phải đi kèm theo điện giải bao gồm cả natri chloride hoặc kali chloride. Nhưng vấn đề là đa số nước thể thao lại bổ sung thêm một lượng đường lớn và các chất có màu tổng hợp vì vậy nước dừa là một loại nước thay thế rất tốt.

Ngăn ngừa mất nước trong quá trình bị ốm

Nếu bạn bị ốm mà có sốt, kèm theo nôn hoặc tiêu chảy, hoặc bạn có vấn đề về đường tiêu hóa thì chắc chắn bạn cần tăng lượng nước nạp vào,

Mất nước có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, sỏi đường tiết niệu hay thậm chí là suy tim. Nước uống bổ sung điện giải cũng hữu ích trong trường hợp nôn nhiều hoặc tiêu chảy mạn tính.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước cần bổ sung ngay

 

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm