Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

13 lý do bạn nên chăm sóc da bằng dầu jojoba

Jojoba là một loại cây lâu năm mọc ở Bắc Mỹ. Jojoba có thể tồn tại được trong những điều kiện môi trường và có rất nhiều lợi ích với sức khoẻ.

Hạt của cây jojoba có thể làm thành dầu. Dầu jojoba là một loại dầu nhẹ dịu có thể trộn vào các loại tinh dầu khác. Rất nhiều người sử dụng dầu jojoba là một phần của việc chăm sóc da hàng ngày. Cũng có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng, dầu jojoba tinh khiết có thể trị mụn, điều trị tình trạng khô da và nhiều tình trạng da liễu khác.

Dưỡng ẩm

Dầu jojoba có chứa các thành phần dưỡng ẩm. Điều này có nghĩa là dầu jojoba sẽ bảo vệ da bạn khỏi mất đi độ ẩm. Tác dụng này sẽ dự phòng các tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, mụn nhọt và gàu.

Chống khuẩn

Dầu jojoba có chứa các thành phần chống khuẩn và chống nấm. Các nghiên cứu phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, dầu jojoba không tiêu diệt được tất cả các loại vi khuẩn hoặc nấm nhưng có thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn và nấm gây salmonella, E.coli và nấm candida.

Chống oxy hoá

Dầu jojoba có chứa các dạng vitamin E tự nhiên. Loại vitamin này sẽ có tác dụng như một chất chống oxy hoá với da. Điều đó có nghĩa là dầu jojoba có thể giúp da chống lại tình trạng stress oxy hoá gây ra bởi việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và chất độc.

Không gây bít tắc lỗ chân lông

Mặc dù dầu jojoba là một chất thực vật, nhưng cấu trúc lại rất giống với dầu (bã nhờn) mà cơ thể sản xuất ra, và da bạn không thể phân biệt được sự khác biệt này. Điều này sẽ khiến việc dầu jojoba sẽ không tích tụ trên da bạn và không làm bít tắc lỗ chân lông của bạn, từ đó, làm giảm mụn.

Không gây dị ứng

Xét ở mức độ phân tử, dầu jojoba là một dạng sáp. Mặc dù có thể được hấp thu qua da, cấu trúc sáp tự nhiên của dầu jojoba sẽ giúp có lớp bảo vệ mịn màng hơn trên bề mặt da. Không giống như các tinh dầu thực vật khác, dầu jojoba thường không gây kích ứng. Phản ứng dị ứng thường rất hiếm gặp.

Giúp kiểm soát việc sản xuất bã nhờn

Dầu jojoba giúp điều chỉnh việc sản xuất bã nhờn vì nó có cấu trúc giống như bã nhờn mà cơ thể sản xuất ra. Nếu bạn thoa dầu jojoba lên da, da của bạn sẽ mịn hơn và ẩm hơn. Dầu jojoba sẽ gửi tín hiệu đến da và các nang lông để báo rằng da bạn không cần dưỡng ẩm thêm bằng bã nhờn nữa.

Việc này sẽ khiến da trông không bị bóng dầu và giúp dự phòng tình trạng mụn gây ra bởi tắc nghẽn lỗ chân lông.

Kích thích tổng hợp collagen

Các chất chống oxy hoá có trong dầu jojoba có thể giúp cơ thể sản xuất collagen. Collagen là một loại protein có trong da và khớp cũng như các phần khác của cơ thể được tạo nên từ dây chằng.

Khi bạn lớn tuổi, lượng collagen trong cơ thể cũng sẽ giảm dần. Đây cũng là lý do khiến cấu trúc mặt của bạn thay đổi khi bạn lớn tuổi. Có ít nhất 1 nghiên cứu cho thấy rằng thoa các chất chống oxy hoá lên da có thể cải thiện khả năng tổng hợp collagen.

Tăng khả năng liền thương

Dầu jojoba là một thành phần hứa hẹn có thể kích thích khả năng liền thương. Các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng dầu jojoba có thể kích thích các tế bào da gắn với nhau sau khi chúng bị tách da do vết cắt hoặc xước.

Đây có thể là lý do lý giải cho khả năng điều trị mụn và sẹo mụn của dầu jojoba. Khả năng liền thương của dầu jojoba cũng có thể liên quan đến hàm lượng vitamin E cao có trong loại dầu này.

Làm dịu eczema, vẩy nến và các tình trạng khô da khác.

Dầu jojoba có các thành phần chống viêm và giúp lành vết thương. Thoa dầu jojoba có thể giúp làm giảm tình trạng khô da, nứt da, ngứa và các triệu chứng khác liên quan.

Những người mắc phải các tình trạng viêm da như bệnh vẩy nến hoặc bệnh eczema có thể sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ việc sử dụng dầu jojoba.

Làm dịu vết cháy nắng

Dầu jojoba là một thành phần phổ biến trong rất nhiều sản phẩm chống nắng có nguồn gốc tự nhiên. Một nghiên cứu gợi ý rằng, vitamin E, khi phối hợp với các chất chống oxy hoá khác, có thể giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương do ánh nắng mặt trời. Dầu jojoba lại có chứa cả vitamin E và các chất chống oxy hoá.

Tổn thương da do ánh nắng mặt trời có thể sẽ làm da bị mất nước, gây nứt nẻ da. Dầu jojoba có thể giúp bổ sung vitamin E, bổ sung độ ẩm và kích thích việc lành các vết thương do cháy nắng.

Điều trị mụn

Một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng dầu jojoba có thể giúp điều trị mụn. Dầu jojoba có chứa các thành phần chống viêm, lành thương, dưỡng ẩm và chống khuẩn tự nhiên.

Những thành phần này gợi ý rằng dầu jojoba có thể giúp bạn tránh được tình trạng nổi mụn cũng như kích thích lành thương trong những tình trạng mụn vừa.

Làm giảm nếp nhăn và vết chân chim

Các loại stress oxy hoá có thể liên quan đến sự xuất hiện các nếp nhăn và vết chân chim. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy rằng dầu jojoba có thể giúp điều trị nếp nhăn và vết chân chim một cách trực tiếp nhưng các loại sản phẩm thiên nhiên khác có chứa các chất chống oxy hoá đã được chứng minh giúp cải thiện độ đàn hồi của da.

Điều này có nghĩa là các chất chống oxy hoá trong dầu jojoba có thể giúp làm chậm dấu hiệu lão hoá khi được thoa lên da.

Hạn chế sẹo

Vitamin E từ lâu đã được khuyến nghị sử dụng cho các làn da bị sẹo. Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành về cơ chế tác dụng của vitamin E. Nếu bạn muốn thử sử dụng vitamin E để điều trị sẹo, dầu jojoba đã được chứng minh có lợi ích trong việc liền sẹo. Các thành phần có tác dụng liền sẹo của dầu jojoba tự nhiên được phối hợp cùng với vitamin E  có thể hạn chế tối đa sự xuất hiện của sẹo.

Các phản ứng phụ và nguy cơ

Vì dầu jojoba không gây dị ứng, nên thường được coi là một sản phẩm an toàn để thoa ngoài da.

Tuy nhiên, có một số trường hợp hiếm gặp mà dầu jojoba có thể gây phản ứng dị ứng. Triệu chứng bao gồm phát ban và ngứa.

Để tránh những phản ứng phụ này, hãy đảm bảo rằng bạn đã tiến hành test lẩy da trước khi sử dụng dầu jojoba.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích tuyệt vời của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

 

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm