Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

12 bài kiểm tra sức khỏe quan trọng cho nữ giới

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết cho nữ giới để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe như ung thư da, vú, các bệnh về tim mạch, buồng trứng hay huyết áp.

Theo Boldsky, do phụ nữ ít khi tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe hàng năm, hầu hết các trường hợp ung thư đều bị phát hiện muộn và khó điều trị.

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ ở phụ nữ cũng quan trọng không kém chế độ ăn uống và tập thể dục. Những bài kiểm tra này sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh và chữa trị kịp thời. Dưới đây là danh sách 12 bài kiểm tra quan trọng mà mỗi phụ nữ không nên bỏ qua để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Kiểm tra xương

Theo một cuộc khảo sát, 1 trong 3 phụ nữ trên toàn thế giới có nguy cơ mắc chứng loãng xương. Vì vậy, tất cả phụ nữ đã mãn kinh nên kiểm tra xương và tham khảo ý kiến của bác sĩ về các yếu tố có thể gây loãng xương.

Kiểm tra lâm sàng và chụp X-quang tuyến vú

Một nghiên cứu cho thấy 97% phụ nữ nếu được chẩn đoán bệnh sớm trong các xét nghiệm này có cơ hội sống cao. Phụ nữ từ 20 tuổi nên bắt đầu kiểm tra ngực định kỳ, và từ 40 tuổi trở lên cần chụp X-quang vú mỗi năm 1 lần.

Phụ nữ nên kiểm tra tuyến vú thường xuyên. Ảnh: Boldsky.

Khám nha khoa

Khám nha khoa thường xuyên sẽ giúp điều trị sớm các bệnh về nướu, sâu răng và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư miệng. Bạn nên khám định kỳ 6 tháng một lần để giữ cho nướu, răng lợi khỏe mạnh.

Kiểm tra tim mạch

Theo một khảo sát, hơn 64% phụ nữ tử vong vì tim ngừng đập mà không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước. Đây là căn bệnh gây tử vong rất lớn. Vì vậy, kiểm tra tim mạch hàng năm bắt đầu từ 20 tuổi là rất cần thiết với nữ giới, đặc biệt, nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh cao huyết áp và các vấn đề liên quan đến tim.

Ung thư cổ tử cung

Bắt đầu từ 21 tuổi, phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap) mỗi năm. Xét nghiệm này có thể giúp bạn phát hiện nguy cơ bệnh ung thư cổ tử cung sớm.

Bệnh tiểu đường

Phụ nữ béo phì, có mức cholesterol cao, mệt mỏi thường xuyên không rõ lý do hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường nên thực hiện các xét nghiệm bệnh tiểu đường mỗi năm.

Sàng lọc ung thư da

Ung thư da (u hắc tố) là mối đe dọa tử vong lớn ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú. Đây là vấn đề sức khỏe hàng đầu ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 30. Nếu trong gia đình bạn có ai đó mắc ung thư da, bạn nên đến bác sĩ da liễu hàng năm.

Ung thư da là căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Ảnh: Boldsky.

Tuyến giáp

Phụ nữ có tiền sử gia đình bị bệnh về tuyến giáp, bị tăng/giảm cân đột ngột nên đi sàng lọc hormone kích thích tuyến giáp. Thông thường, các xét nghiệm này tiến hành 5 năm/lần hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Những phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục không bảo vệ, hay đau hoặc chảy máu vùng kín bất thường khi quan hệ cần kiểm tra các bệnh STDs.

Kiểm tra huyết áp

Huyết áp cao/thấp là nguyên nhân đằng sau của rất nhiều căn bệnh có khả năng tử vong cao. Vì vậy, phụ nữ từ 18 tuổi trở nên cần kiểm tra huyết áp hàng năm.

Ung thư buồng trứng

Phụ nữ thường bị đau vùng chậu hoặc có tiền sử ung thư buồng trứng cần thực hiện bài kiểm tra này thường xuyên hoặc tiến hành theo quy định của bác sĩ phụ khoa.

Khám mắt

Kiểm tra sức khỏe mắt toàn diện sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề  về mắt như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp. Sau 40 tuổi, phụ nữ nên thực hiện khám mắt 2 năm một lần cho đến khi 65 tuổi.

Phương Mai - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm