Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 hoạt động tuyệt vời giúp kích thích não bộ của trẻ

Ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ nên có các hoạt động nhằm tăng cường trí thông minh, sáng tạo ở trẻ. Kích thích trí não trẻ từ thưở ấu thơ rất cần thiết, không cần những món đồ chơi hay máy móc gì đặc biệt mà chúng ta có thể giúp trí não của trẻ phát triển bằng những hoạt động lành mạnh và được bật mí dưới đây!

1. Đọc một cuốn sách hay

Đọc một cuốn sách là cách để kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Bộ não của trẻ sẽ vẽ ra những hình ảnh tưởng tượng khi đọc. Khi đọc khiến trẻ tưởng tượng nhiều điều nhờ vào thị giác và thính giác, như tưởng tượng hương vị và mùi thơm của chiếc bánh dâu tây, nghe tiếng đàn du dương hay nhìn thấy những con sóng xô đập vào bờ mà nơi đó không có một bóng người…

Tất cả những nơi, những cảm xúc mà chưa trải qua nhưng phải tưởng tượng nhằm kích thích não bộ.

2. Chơi nhạc cụ

Có những bằng chứng cho thấy rằng nếu trẻ chơi nhạc cụ trước 7 tuổi sẽ tăng cường sự kết nối với não. Tuy nhiên nếu sau tuổi đó thì vẫn tốt cho trẻ.

Chơi một nhạc cụ cho phép trẻ tăng cường kỹ năng, giảm stress, tăng thêm tự tin…Không có cái gì là quá tốt hay xấu cả!! Tuy nhiên chơi piano và violon là những nhạc cụ nên khuyến khích ở trẻ. Chơi trống, kèn, sáo, guitar và các nhạc cụ khác cũng rất tốt miễn sao đem lại niềm vui chơi cho trẻ!

3. Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Chơi thể thao ngoài giúp tăng lượng oxy đến não bộ, ngoài ra còn giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề. Trẻ có tinh thần đồng đội, linh hoạt hơn trong khi luyện tập cùng bạn bè. Thật vậy đây là một hoạt động cần phải có trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì vậy, nếu muốn trẻ có hiệu suất học tập cao nhất, hãy dành thời gian để tập thể dục, chơi thể thao!

4. Cùng chơi đùa với bạn bè

Khi trẻ chơi cùng với bạn bè sẽ làm tăng sự  đồng cảm, cùng nhau chia sẻ, giải quyết vấn đề giữa các trẻ với nhau. Điều này rất là quan trọng!

5. Tăng khả năng quan sát

Hãy giúp trẻ quan sát những gì diễn ra chung quanh, hãy dành thời gian nghe chim hót, ngắm nhìn phong cảnh khi đi chơi, tham viện bảo tàng, những bức tranh đẹp… điều này giúp cải thiện tư duy quan sát của trẻ.

6. Chơi các trò chơi điện tử

Trò chơi video giúp cải thiện sự chú ý, phản xạ và trí nhớ về không gian.Thêm vào đó chuẩn bị cho trẻ khi mà công nghệ có mặt khắp mọi nơi trong tương lai. Nhưng có nhiều bậc bố mẹ cho rằng cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ. Nhưng để cho trẻ phát triển tốt đôi khi cần cho một chút tự do nhưng tất cả đều phải chừng mực và biết chọn lọc những trò chơi tốt cho trẻ!!

7. Làm thủ công

Chỉ cần kéo, giấy thủ công, keo… có thể giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, khéo léo và lý luận.

8. Xếp những hình khối

Trẻ có thể xếp những hình khối để xếp thành cái nhà hay chiếc xe hơi, điều này nhằm phát triển khả năng toán học, vật lý và kỹ thuật của trẻ. Các trò chơi cũng giúp trẻ hiểu được các khái niệm về không gian và sẽ rất hữu ích cho trẻ trong tương lai.

9. Tập khiêu vũ

Theo nghiên cứu của Anh thì khi khiêu vũ đòi hỏi người chơi phải đúng nhịp, những điệu, bước nhảy liên tục và hoàn hảo đòi hỏi trẻ rất linh hoạt và nhịp nhàng trong từng điệu nhảy. Ngoài ra đòi hỏi sự phối hợp và tăng khả năng nhận thức. Điều quan trọng là con trẻ yêu thích cho từng điệu nhảy!

10. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Để cho bộ não hoạt động tốt cần có đầy đủ protid, vitamin, khoáng chất, chất béo tốt…. Điều này rất cần cho sức khỏe, trí nhớ của trẻ. Và làm sao khi mà mỗi bữa ăn là niềm vui cho trẻ,được ăn uống được chuyện trò với bố mẹ, anh chi em... Hãy dành thời gian để thưởng thức bữa ăn và điều này cũng tốt cho não bộ.

11. Nghỉ ngơi

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin mới. Não cần được nghỉ ngơi để hoạt động với hiệu suất cao nhất. Đôi khi bạn nghĩ rằng ngủ là lãng phí thời gian nhưng ngủ giúp não lưu trữ các thông tin đã thu thập được. Điều này có thể giải thích tại sao mọi thứ luôn có vẻ rõ ràng và sáng sủa hơn sau một giấc ngủ ngon!

Bs Ái Thủy - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm