Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 lưu ý cần nhớ khi sử dụng kháng sinh

Phần lớn chúng ta đều sử dụng kháng sinh khi bị nhiễm trùng. Sử dụng kháng sinh, bên cạnh lợi ích cũng có nhiều tác dụng phụ.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn lưu ý những điều sau khi sử dụng kháng sinh:

1. Kháng sinh như tên gọi của nó có nghĩa là chống lại các vi sinh vật, cụ thể là vi khuẩn. Vì vậy thuốc kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn và không điều trị các bệnh do vi-rút hoặc nấm.

2. Liều lượng khuyến cáo chung của kháng sinh là 2-3 lần/ngày. Nhưng không bao giờ tự ý uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ vì quá liều có thể dẫn tới các biến chứng tiêu hóa.

3. Điều quan trọng nhất khi dùng kháng sinh là tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngừng thuốc khi bạn cảm thấy tốt hơn sau vài ngày.

4. Thông thường, thuốc kháng sinh được uống sau bữa ăn. Nhưng trong một số trường hợp bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống trước hoặc trong bữa ăn. Nên tránh thực phẩm cay và rượu khi đang dùng kháng sinh.

5. Thuốc kháng sinh cũng tấn công các vi khuẩn đường ruột thực sự có lợi cho cơ thể, cùng với các vi khuẩn có hại. Bạn nên bổ sung lợi khuẩn hoặc sữa đông trong bữa ăn để tăng cường vi khuẩn chí đường ruột và chống lại các tác hại của kháng sinh.

6. Hãy đảm bảo uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước ép quả tươi để duy trì lượng nước cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh vì nó giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.

7. Trong quá trình dùng thuốc, điều quan trọng là ăn những món dễ tiêu và thực phẩm không mặn vì hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị ảnh hưởng nhẹ. Ngoài ra, cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ và chắc chắn kiểm soát khẩu phần ăn (ăn các bữa nhẹ thường xuyên).

8. Bạn có thể dùng các chế phẩm làm giảm độ axit trong dạ dày và bổ sung vitamin khi dùng kháng sinh. Nhưng tốt nhất là tránh dùng các chế phẩm bổ sung sắt trong đợt dùng thuốc. Bạn có thể tiếp tục dùng các chế phẩm bổ sung canxi.

9. Bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ hoặc tập yoga để tăng cường chuyển hóa khi đang dùng kháng sinh. Điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng với bệnh.

10. Khi dùng kháng sinh nếu bị các rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy thì phải dừng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác.

BS Tuyết Mai - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm