Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh hen cần tránh thuốc gì?

Hen suyễn (hen phế quản, viêm phế quản co thắt) là bệnh dị ứng, vì vậy, khi tiếp xúc với chất lạ, trong đó có một số thuốc có thể làm xuất hiện cơn hen cấp...nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong. Vì vậy, người bị bệnh hen cần hết sức lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc để điều trị các bệnh khác.

Thuốc giảm đau hạ sốt

Khi mắc bệnh hen suyễn cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt. Đây là nhóm thuốc thông thường hay được sử dụng nhất. Tuy nhiên, không phải thuốc giảm đau hạ sốt nào cũng ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Thuốc cần chú ý trong nhóm này là aspirin. Ngoài tác dụng chính giảm đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu, aspirin còn có nhiều tác dụng phụ. Người ta thường chú ý đến ảnh hưởng xấu của thuốc này cho dạ dày như viêm, loét, chảy máu dạ dày mà ít người nghĩ đến tác dụng không mong muốn của aspirin có ảnh hưởng xấu đối với người bị hen. Đối với hen suyễn, tác dụng phụ của aspirin có thể gây co thắt phế quản và làm khởi phát các cơn hen nặng, đặc biệt là ở những người bệnh hen có kết hợp với viêm đường hô hấp trên dị ứng (viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng…) sẽ làm cho cơn hen nặng hơn. Ngoài ra, một số trường hợp sau khi dùng aspirin sẽ xuất hiện hen suyễn mặc dù trước đó không hề bị hen.

Người bệnh hen phế quản cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Các thuốc trong nhóm này như indomethacin, diclofenac, tilcotin, voltaren, piroxicam, ketoprofen, ibuprofen… được dùng trong các bệnh về khớp (gút, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp…). Với người bệnh hen, nếu dùng các thuốc này sẽ làm xuất hiện cơn hen, thậm chí hen cấp tính, nặng. Vì vậy, bệnh nhân có tiền sử hay đang bị hen phế quản cần hết sức tránh dùng các loại thuốc này hoặc nếu phải sử dụng cần hết sức thận trọng.

Các thuốc kháng sinh

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cũng hết sức lưy ý, đặc biệt là nhóm kháng sinh penicillin (ampicillin, amoxicilin, cloxacillin...), nhóm aminoglycosid (streptomycin, neomycin, amikacin, gentamycin, tobramycin…) hoặc nhóm cephalosporin các thế hệ I, II, III, IV và ngay cả nhóm tetracyclin là những nhóm kháng sinh rất dễ gây dị ứng, xuất hiện cơn hen cấp tính. Vì vậy, người bị hen suyễn nên cân nhắc kỹ trước khi được sử dụng chúng. Nếu cần thiết phải sử dụng kháng sinh, nên dùng thuốc kháng sinh ở các nhóm khác ít gây dị ứng hơn, ví dụ, nhóm quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin…) hoặc nhóm macrolid (clarithromycin…).

Thuốc trị tăng huyết áp

Đối với bệnh nhân hen, nếu có bệnh tăng huyết áp kèm theo, khi khám bệnh, cần cho bác sĩ biết tình trạng tăng huyết áp của mình để bác sĩ có sự chọn lựa thuốc thích hợp bởi vì thuốc làm giảm huyết áp, có một số nhóm, khi sử dụng, có thể làm xuất hiện cơn hen cấp tính, đó là nhóm thuốc ức chế men chuyển (coversyl, catopril, ednyt…) hoặc nhóm thuốc chẹn bêta giao cảm (atenolol, propranolol, nadolol…) có thể gây ra co thắt phế quản theo cơ chế thần kinh.

Thuốc an thần, giãn cơ

Với người bệnh hen, không nên dùng thuốc an thần, giãn cơ (diazepam, seduxen, orazepam) bởi vì các loại thuốc này có thể gây ức chế trung tâm hô hấp và giảm trương lực cơ hô hấp, từ đó làm cho tình trạng hen nặng lên, nguy hiểm hơn, nhất là trong các cơn hen cấp tính.

Thuốc giãn phế quản theophylin

Với người bị hen suyễn, cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản theophylin. Mặc dù đây là thuốc làm giãn phế quản nhưng liều điều trị và liều gây độc của thuốc theophylin rất gần nhau.

Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, không được tự ý tăng liều hoặc tăng số lần uống trong ngày... Hơn nữa, thuốc theophylin có nguy cơ tương tác với nhiều loại thuốc khác (kháng sinh nhóm macrolid, quinolon, các thuốc kháng histamin H2) làm tăng độc tính của những thuốc đó.

Vì vậy, việc sử dụng theophylin cho bệnh nhân hen cần hết sức thận trọng, cần đúng liều và theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường do ngộ độc thuốc.

Ngoài ra, thuốc chlopheniramin là thuốc chống dị ứng (mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù Quincke, dị ứng thức ăn, côn trùng đốt, ngứa, phản ứng huyết thanh…) nhưng với người bị bệnh hen không được dùng thuốc này, đặc biệt khi lên cơn hen cấp. Thuốc betasec (thuốc điều trị rối loạn tiền đình), với người bệnh hen nếu sử dụng có thể làm xuất hiện cơn hen cấp.

Để phòng tác dụng phụ của một số thuốc với bệnh hen, mỗi lần đi khám bệnh cần cho bác sĩ biết mình đã hoặc đang mắc bệnh hen để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp. Người bệnh hen càng không nên tự mua thuốc chữa bệnh nếu không có chuyên môn về y học.

TS.BS. Bùi Bảo Linh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm