Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo hàng loạt bệnh

Những thay đổi bất thường trên lưỡi của bạn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung thư hay mắc COVID-19.

Nhiều dấu hiệu ở lưỡi cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề.

Dưới đây là những dấu hiệu bất thường ở lưỡi bạn không nên bỏ qua:

1. Mảng trắng

Mảng trắng trên lưỡi có thể là triệu chứng của bệnh tưa miệng do nhiễm nấm

Mảng trắng trên lưỡi có thể là triệu chứng của bệnh tưa miệng do nhiễm nấm.

Các mảng trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng do nhiễm nấm. Bệnh này xuất hiện khi sức khỏe răng miệng của bạn bị mất cân bằng do thuốc hoặc bệnh tật.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, các mảng trắng, phẳng, không thể cạo đi được xuất hiện trên lưỡi được gọi là bạch sản, nhiều khả năng phát triển thành ung thư khoang miệng nếu kéo dài. Vì vậy, bạn nên đi gặp bác sỹ ngay nếu nhận thấy triệu chứng này.

2. Lưỡi có màu đỏ tươi

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki, một căn bệnh rất nghiêm trọng và hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ em, gây hiện tượng viêm mạch máu. Ngoài ra, lưỡi có màu đỏ tươi cũng là một triệu chứng của bệnh ban đỏ.

Bên cạnh đó, nếu bạn thấy lưỡi của mình nhẵn và có màu đỏ, kèm theo đau trong miệng thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B3.

3. Cảm giác bỏng rát

Nếu bạn có cảm giác như bị bỏng lưỡi khi uống đồ uống hoặc luôn cảm giác có vị kim loại trong miệng thì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thần kinh. Tình trạng này được gọi là hội chứng miệng bỏng rát hay rối loạn cảm giác miệng. Các vấn đề sức khỏe khác như trào ngược acid và đái tháo đường cũng có thể gây ra cảm giác này.

4. Lưỡi trơn

Nếu lưỡi trơn bóng, không có những vệt gợn nhỏ, thì đó có thể là dấu hiệu của việc thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic và vitamin B. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, bệnh celiac (một bệnh rối loạn đường tiêu hóa, không dung nạp gluten) hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Khi bề mặt lưỡi có các mảng lớn nhỏ khác nhau, không gây đau, đó là một bệnh lành tính thường được gọi là lưỡi địa lý hay lưỡi bản đồ.

5. Vết sưng trên lưỡi

Mặt dưới của đầu lưỡi thường xuất hiện những vết loét nhỏ, có màu đỏ và đau nhưng sẽ tự biến mất. Đây là dấu hiệu của sự kích ứng.

6. Nứt lưỡi

Các vết nứt trên lưỡi thường là vô hại nhưng nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ bị nhiễm nấm

Các vết nứt trên lưỡi thường là vô hại nhưng nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ bị nhiễm nấm.

Vết nứt ở lưỡi thường hình thành khi bạn già đi nhưng chúng cũng là dấu hiệu của hội chứng Sjogren (bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính) hoặc bệnh vẩy nến.

Chúng có thể vô hại nhưng nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng miệng sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

7. Lưỡi to

Lưỡi to (Macroglossia) là hiện tượng lưỡi của bạn quá to so với miệng và thường được nhận biết bằng dấu răng ở hai bên lưỡi. Nguyên nhân của lưỡi to là nhiễm trùng, dị ứng hoặc suy giáp.

8. Đau lưỡi

Đau lưỡi là một tình trạng phổ biến, cho thấy các dấu hiệu bệnh khác nhau. Bệnh loét miệng và lichen phẳng là 2 nguyên nhân chính dẫn tới đau nhức, tưa lưỡi và lưỡi địa lý. Một số loại thuốc hoặc bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây đau lưỡi.

Nếu trên lưỡi xuất hiện các cục, u kèm theo các mảng màu trắng và đau nhức, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Hãy đến gặp bác sỹ nha khoa sớm nhất có thể.

9. Dấu hiệu của ung thư miệng

Các vết loét không lành, đau và nổi cục ở lưỡi kèm theo đó là các triệu chứng nuốt khó, nhai khó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Nếu các triệu chứng này không thuyên giảm và kéo dài, cần tới gặp bác sỹ để khám và chẩn đoán sớm bệnh.

10. Dấu hiệu cảnh báo bệnh COVID-19

Triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 liên quan đến răng miệng đó là khô miệng và thường đi kèm với mất vị giác, nhiễm nấm (tưa miệng). Bạn cũng có thể nhận thấy các thay đổi ở lưỡi như đau, đặc biệt khi nhai, lưỡi sưng và có các vết loét.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Dấu hiệu mắc bệnh nấm lưỡi và cách điều trị.

Lê Tuyết (Theo Mirror) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm