Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách giảm ngứa da tại nhà

Da bị ngứa có thể do nhiều nguyên nhân như sự thay đổi thời tiết, khô da, dị ứng, một số tình trạng da liễu, thậm chí do căng thẳng. Dưới đây là 10 cách giảm ngứa da hiệu quả tại nhà bạn có thể áp dụng.

Làm thế nào để giảm ngứa da tại nhà?

Dưỡng ẩm thường xuyên

Da khô là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngứa da. Duy trì độ ẩm thích hợp cho da giúp cải thiện tình trạng này.

Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu (fragrance-free), có dán nhãn không gây dị ứng (hypoallergenic). Ưu tiên dưỡng ẩm có thành phần như glycerin hoặc acid hyaluronic để khóa độ ẩm. Thoa dưỡng ẩm đều lên da, đặc biệt là sau khi tắm xong.

Tắm bằng bột yến mạch

Tắm bằng bột yến mạch dạng keo (được tạo ra bằng cách nghiền yến mạch thành bột mịn) là một phương cách để cải thiện tình trạng da ngứa, khô hoặc dễ bị kích thích.

Bạn từ từ trộn bột yến mạch mịn (tối đa 1,5 cốc) vào bồn tắm, nước sẽ có màu trắng đục. Ngâm mình trong bồn tắm và thư giãn khoảng 15-20 phút. Sau đó lau khô da bằng khăn mềm, thoa dưỡng ẩm để khóa độ ẩm.

Thoa nha đam

Gel nha đam chứa một lượng lớn acid gamma linolenic không chỉ có tác dụng giảm dị ứng mà còn làm lành các tế bào da bị tổn thương

Gel nha đam chứa một lượng lớn acid gamma linolenic không chỉ có tác dụng giảm dị ứng mà còn làm lành các tế bào da bị tổn thương.

Nha đam (lô hội) có đặc tính chống viêm và làm mát tự nhiên. Bạn có thể thoa gel nha đam lên vùng da bị ngứa để làm dịu da.

Bên cạnh mua hộp gel được bán sẵn, bạn có thể tự trồng cây nha đam tại nhà để sử dụng bất cứ khi nào cần.

Tắm nước ấm

Tránh tắm nước nóng vì làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da ngứa hơn. Thay vào đó, bạn nên tắm nước ấm và không tắm quá lâu. Nhẹ nhàng lau khăn khô lên da, tránh chà xát mạnh, sau đó thoa dưỡng ẩm ngay cho da.

Chườm mát

Việc chườm mát có thể giúp giảm ngứa da nhanh chóng. Bạn chườm khăn lạnh hoặc túi nước đá (được bọc khăn bên ngoài) lên vùng bị ngứa trong vài phút để làm mát, giúp giảm ngứa và giảm viêm.

Giữ đủ nước

Uống nhiều nước giúp duy trì độ ẩm cho da từ trong ra ngoài. Bổ sung thêm nước cần thiết hỗ trợ sức khỏe làn da tổng thể, có thể làm giảm nguy cơ ngứa do khô da.

Dùng mỹ phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu

Nên tránh hương liệu trong mỹ phẩm vì có thể gây kích ứng da

Nên tránh hương liệu trong mỹ phẩm vì có thể gây kích ứng da.

Nhiều loại xà phòng, chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh và hương liệu có thể gây kích ứng da.

Bạn nên chuyển sang chọn các mỹ phẩm chứa thành phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu, ghi nhãn không gây dị ứng (hypoallergenic) đặc biệt nếu bạn có làn da nhạy cảm và dễ bị dị ứng.

Tránh các chất gây dị ứng

Nếu bạn nghi ngờ dị ứng là nguyên nhân gây ngứa, hãy hạn chế tối đa tiếp xúc với các chất có nguy cơ dị ứng. Đó có thể là một số điều chỉnh trong thực phẩm bạn đang ăn, giặt hoặc thay mới chăn gối và nệm, hoặc đặt máy lọc không khí trong nhà.

Thoa tinh dầu

Một số loại tinh dầu như hoa oải hương và hoa cúc có đặc tính chống viêm và làm dịu. Pha loãng một vài giọt tinh dầu này với dầu vận chuyển (như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân) và thoa lên vùng bị ngứa. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy thử thoa lên một vùng da nhỏ trước khi thoa đều lên khắp da.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể khiến da bị ngứa nhiều hơn, thậm chí đây được xem là nguyên nhân gây ngứa da. Bạn nên thực hiện các phương pháp thư giãn như thiền, thở sâu hoặc yoga để kiểm soát mức độ căng thẳng. Giảm lo âu có thể có tác động tích cực đến tình trạng làn da của bạn.

Lưu ý, nếu ngứa da kéo dài hoặc ngày càng nặng thêm, bạn nên đi khám da liễu để được chẩn đoán. Ngứa da mạn tính có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh về da như bệnh chàm, vẩy nến hoặc viêm da cơ địa, cần được điều trị đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 11 biện pháp khắc phục muỗi đốt tại nhà.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

Xem thêm