Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách để mẹ bầu thừa cân luôn khỏe mạnh - Phần 2

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cảnh báo rằng, khoảng 45% phụ nữ mang thai bị mắc chứng béo phì.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (Obstetrics & Gynecology), khoảng 47% phụ nữ bị tăng cân quá mức trong quá trình mang thai. Tình trạng béo phì  khi mang thai khiến cho cả mẹ và bé có nguy cơ cao mắc những biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và sẩy thai. Chưa kể đến việc trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ khiến cho bà mẹ gặp khó khăn khi mang thai, sinh con khó khăn hơn, và ảnh hưởng đến những em bé sau khi chúng chào đời.

Sẽ là lý tưởng nếu bạn duy trì được mức cân nặng hợp lý trước khi mang thai, nhưng các chuyên gia cho rằng ngay cả khi thừa cân, phụ nữ vẫn có thể mang bầu hoàn toàn bình an và sinh những đứa con khỏe mạnh, nếu tuân theo một số mục tiêu nhất định sau đây.

5.   Lựa chọn thông minh

Mặc dù cần nhiều năng lượng trong thời gian này nhưng lượng calorie tăng thêm nên đến từ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau, trái cây, protein thịt nạc, chất béo có lợi và các loại hạt nguyên cám. Những thực phẩm này có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn trong mức độ cho phép và giúp bạn tránh xa các đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, do vậy kiểm soát mức tăng cân của bạn tốt hơn.

6.   Theo dõi chế độ ăn hàng ngày

Mặc dù bản thân bạn không muốn tính từng calorie nạp vào hàng ngày nhưng việc sử dụng một ứng dụng trên sách, báo hay tạp chí để theo dõi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn về lượng thực phẩm đã tiêu thụ. Tuy nhiên hãy lắng nghe cơ thể bạn. Sự dao động về lượng hormon, cảm giác thèm ăn và sự mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến vị giác, do vậy, đừng bao giờ để cơ thể quá đói hay hạn chế việc ăn uống của bản thân.

7.   Cân nhắc trong việc ăn uống

Tình trạng thừa cân không có nghĩa là bạn không thể thưởng thức các món tráng miệng yêu thích. Có điều bạn cũng không nên ăn uống quá đà.

Chuyên gia Armul nói: “Tôi luôn luôn bảo với các bà mẹ rằng đừng biến việc mang thai trở thành một cái cớ để cho phép bản thân ăn vặt bao nhiêu tùy thích và chính thời gian này sẽ dẫn tới tăng cân mất kiểm soát.”

8.   Uống nhiều nước

Bạn không nhất thiết phải ăn cho hai người nhưng nên uống nước nhiều để đủ cho cả hai mẹ con. 

9.   Hoạt động nhiều hơn

Mặc dù đôi lúc bạn có thể thấy kiệt sức hoặc buồn nôn song việc tập thể dục giúp việc tăng cân không còn là nỗi lo đồng thời giúp cho quá trình chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn và phòng tránh các biến chứng.

Mang thai không phải là thời gian để giữ dáng vóc tuy nhiên việc luyện tập vẫn vô cùng quan trọng. Khi quyết định kế hoạch luyện tập, bạn nên xem xét về mức độ tập luyện trước khi mang thai. Nhưng nếu bạn đã không tập luyện đến hơn mấy tháng thì nên hỏi ý kiến bác sỹ trước. Đồng thời, luôn luôn bắt đầu bằng những bài tập nhẹ từ 5 – 10 phút như đi bộ hay tham dự các lớp yoga dành cho bà bầu v.v…

10.   Lên kế hoạch sau sinh

Sau khi sinh, bạn sẽ không chỉ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mà còn có ít thời gian để lên kế hoạch nấu nướng, tìm công thức và chuẩn bị món ăn, đồng thời cũng lên kế hoạch tập luyện thể thao, ví dụ như đưa bé đi bộ cùng, đăng ký làm thành viên phòng gym hay tham gia một lớp học thể dục sau sinh. Những điều này là thử thách đối với bạn, tuy nhiên những việc này là cần thiết cho cả sức khỏe của bạn và bé. 

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Phải mất bao lâu để tìm lại được vòng eo sau sinh

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Foxnews
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm