Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xoa bóp, kéo giãn chữa đau lưng cấp và mạn tính

Ðau lưng là một triệu chứng thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh không chỉ gây đau đớn...

Ðau lưng là một triệu chứng thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

Xoa bóp và kéo giãn cột sống là phương pháp rất hiệu quả để điều trị đau lưng do co cứng cơ, hẹp khe khớp, gai mỏ xương do thoái hoá dẫn đến tình trạng chèn ép các rễ dây thần kinh. Tác dụng giãn cơ, mở rộng các khe khớp giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh từ đó làm giảm đau; tăng dần vận động của đoạn cột sống bị hạn chế và tăng cường tuần hoàn đến nuôi dưỡng tại vị trí đau. Đặc biệt, kỹ thuật kéo giãn cột sống không dùng máy rất phù hợp với tuyến y tế cơ sở trang thiết bị còn hạn chế, chưa có máy kéo giãn cột sống. Bệnh nhân được điều trị sớm, giảm chi phí, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Xin giới thiệu cách xoa bóp ấn huyệt và kéo giãn cột sống thắt lưng không dùng máy.

Xoa bóp huyệt và mát-xa

Bệnh nhân nằm sấp trên giường, bộc lộ áo vùng thắt lưng, chiếu tia hồng ngoại 10 phút. Sau đó, kỹ thuật viên thực hiện các động tác mát-xa vùng lưng: xát, xoa, day vùng thắt lưng 10 phút. Tiếp đến, kỹ thuật viên nắm bàn tay lại, đấm nhẹ dọc theo cột sống thắt lưng tới khớp xương hông người bệnh. Làm 3 - 5 lượt rồi dùng ngón cái day ấn các huyệt thận du, đại trường du, hoàn khiêu, thừa phù. Mỗi huyệt làm khoảng 1 phút.

Vận động khớp háng và khớp gối

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, 2 tay và 2 chân duỗi thẳng, bệnh nhân thả lỏng thư giãn toàn thân; Kỹ thuật viên đứng cạnh bệnh nhân, một tay nắm cổ chân, một tay giữ đầu gối bệnh nhân và bắt đầu vận động; Gấp chân, ép bụng rồi duỗi ra (làm liên tục 10 lần mỗi một bên chân); Vận động xoay khớp háng theo chiều kim đồng hồ 5 vòng rồi tiếp tục xoay ngược lại 5 vòng (làm tuần tự từng chân); Động tác tiếp theo, 2 chân bệnh nhân cùng gấp lên bụng, kỹ thuật viên dùng 2 tay giữ 2 đầu gối vận động khớp háng: Vận động theo chiều lên xuống 10 lần, sang trái sang phải 10 lần rồi xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 10 lần và xoay ngược chiều kim đồng hồ 10 lần.

Thực hiện kỹ thuật kéo giãn cột sống không dùng máy

Động tác 1:

Bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân co gấp sao cho 2 gót bàn chân sát vào mông. Kỹ thuật viên đứng trước bệnh nhân, dùng 2 tay giữ trước 2 đầu gối, dùng lực tỳ dần 2 đầu gối xuống, lưng bệnh nhân dần giãn đến khi tối đa thì giữ nguyên động tác 1 - 2 phút rồi trả lại tư thế ban đầu, tiếp tục làm lại động tác này từ 3 - 5 lần rồi chuyển sang động tác 2.

Kéo giãn không dùng máy: động tác 1

Động tác 2:

Bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân gấp sao cho mặt trước đùi gần áp sát với bụng. Kỹ thuật viên đứng trước bệnh nhân, dùng 2 tay giữ mặt dưới khớp gối, tỳ ép gối bệnh nhân về phía ngực. Lúc này lưng bệnh nhân sẽ dần được kéo giãn, đến khi căng tối đa thì giữ nguyên động tác trong 1 - 2 phút rồi dần trả lại tư thế ban đầu, tiếp tục làm lại động tác này từ 3 - 5 lần rồi để bệnh nhân nằm nghỉ thư giãn 2 - 3 phút và kết thúc.

Kéo giãn không dùng máy: động tác 2

Lưu ý:

Khi kéo nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ, đặc biệt trong bệnh lý đau cấp. Kỹ thuật viên có thể điều chỉnh linh hoạt lực kéo, hướng kéo trong ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân.

Vị trí huyệt:

Thận du: Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 tấc.

Ðại trường du: Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1,5 tấc.

Hoàn khiêu: Nằm nghiêng co chân đau ở trên, chân dưới duỗi thẳng, huyệt ở vị trí 1/3 ngoài và 2/3 trong của đoạn nối điểm cao nhất của mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương cùng.

Thừa phù: Ðiểm giữa nếp lằn chỉ mông.
Day bấm huyệt thận du.

 

ThS.BS. Nguyễn Khắc Thuý (Trung tâm y tế quận Long Biên) - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm