Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện chấn thương não ở trẻ em

Theo các nhà khoa học, điều này có thể giúp trẻ em giảm thiểu việc chụp cắt lớp CT và nguy cơ phơi nhiễm với phóng xạ.

Một nghiên cứu mới cho biết một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp phát hiện những chấn thương ở trẻ em. Test kiểm tra này đã được sử dụng ở người lớn, nó giúp phát hiện được những tổn thương não bộ ở trẻ em chính xác tới 94%. Quan trọng hơn, một kết quả âm tính đồng nghĩa với việc chụp CT hay sử dụng phóng xạ để chẩn đoán là không cần thiết.

Theo tác giả nghiên cứu Tiến sỹ Linda Papa, bác sỹ ở Trung tâm y tế Orlando tại Florida, "Khi một đứa trẻ bị tổn thương ở vùng đầu, chúng tôi phải quyết định xem liệu nó có bị sang chấn não hay không và liệu đứa trẻ có cần thiết phải tiến hành chụp CT não bộ hay không.”

Papa giải thích việc chụp cắt lớp CT làm cho não của trẻ phải tiếp xúc với phóng xạ có thể gây tổn thương. Do đó, nếu tránh được việc chụp CT thì sẽ tốt hơn nhiều cho bệnh nhân.

Ảnh minh họa.

Khoảng 250.000 trẻ em phải điều trị tổn thương về não bộ hàng năm. Một test kiểm tra đơn giản có thể giúp đưa ra những chẩn đoán sơ bộ ở những đối tượng trẻ em này. TS. Papa đã phát triển những test kiểm tra này nhưng không hề vì mục đích lợi nhuận. "Đối với bệnh nhân, tôi nghĩ nó sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn. Tôi không thực hiện điều này vì lợi nhuận, tôi làm nó chỉ bởi tôi mong giúp cho tất cả mọi người," bà cho biết.

Nghiên cứu này được đăng trên ấn phẩm tháng 11 trên tạp chí Academic Emergency Medicine đã được tài trợ một phần bởi viện nghiên cứu về rối loạn thần kinh học và đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ.

Xét nghiệm máu này đo mức nồng độ của một protein ưa axít là Glial fibrillary (GFAP). Protein này được tìm thấy trong tế bào bao quanh các nơ ron thần kinh ở não. Khi não bị tổn thương, GFAP được giải phóng vào trong máu và sẽ dễ dàng được phát hiện ra.

Để tiến hành nghiên cứu, 152 trẻ em có tổn thương vùng đầu đã được xét nghiệm máu và tiến hành chụp cắt lớp. Papa và cộng sự đã so sánh kết quả của việc chụp cắt lớp với kết quả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu được thực hiện trong vòng 6 giờ sau khi bị chấn thương.

Chụp cắt lớp CT có thể giúp phát nhận diện ra những tổn thương vùng não ở bệnh nhân. Tuy nhiên, việc xét nghiệm máu có thể phát hiện ra những triệu chứng của chấn thương não ngay cả khi chụp CT không phát hiện được.Xét nghiệm máu này cũng giúp các bác sỹ biết được mức độ tổn thương nghiêm trọng tới đâu. Nồng độ GFAP thấp hơn trong những ca nhẹ, nhưng sẽ tăng cao hơn trong những trường hợp nặng.

Sang chấn vùng não ở trẻ em hiện đang được chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng như nôn mửa, mất cân bằng, đau đầu, nhìn mờ hay cảm giác choáng váng.

Ảnh minh họa.

TS. Papa hi vọng có thể phát triển được một test kiểm tra lưu động ngay tại nơi trẻ bị chấn thương. Test này có thể được sử dụng ngay trên sân vận động để giúp các huấn luyện viên, vận động viên quyết định xem liệu người bị chấn thương thể quay lại luyện tập và thi đấu hay không.

Các nhà khoa học dự định sẽ tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để giúp khẳng định tính đúng của kết quả trên một nhóm nhiều trẻ em hơn và hi vọng test kiểm tra này sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm tiếp theo.

Tiến sỹ John Kuluz, trưởng khoa nghiên cứu về chấn thương não tại Bệnh viện Nhi đồng Nicklaus tại Miami (Mỹ) cho rằng những test xét nghiệm đơn giản này sẽ mang lại những hiệu quả to lớn do giảm được tỷ lệ phải chụp cắt lớp.

Ông nói: "Chụp CT khá tốn kém và nguy hiểm. "Test xét nghiệm này sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc chụp CT và góp phần cải thiện độ tin cậy của các chẩn đoán."

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm