Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kháng sinh có làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên?

Nghiên cứu cho rằng kháng sinh làm tăng nguy cơ Viêm khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên, đồng thời việc lạm dụng kháng sinh còn làm tăng khả năng kháng thuốc.

Một nghiên cứu mới đây đã nêu thêm một lý do không nên lạm dụng thuốc kháng sinh: Trẻ em sử dụng quá nhiều kháng sinh có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên.

Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ và trẻ em tuổi vị thành niên nếu được kê quá nhiều kháng sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 2 lần so với trẻ cùng độ tuổi không dùng thuốc.

Ảnh minh họa.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Daniel Horton, một nhà khoa học cộng tác với Viện Y sinh và Nhi khoa Rutgers tại New Jersey (Mỹ), nguy cơ là cao nhất trong vòng một năm sử dụng kháng sinh và tăng theo số lần sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, các thuốc kháng nấm và kháng virus lại không cho kết quả tương tự.

Theo Tiến sỹ Horton, kết quả của nghiên cứu cho thấy kháng sinh là yếu tố kích thích tiến triển bệnh viêm khớp ở một số ít trẻ em dễ bị mắc bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (Mỹ), khoảng 4,300 tới 9,700 trẻ em dưới 16 tuổi tại Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh Viêm khớp dạng thấp mỗi năm. Đây là căn bệnh tự miễn có biểu hiện là đau và sưng một hoặc nhiều khớp, đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sốt, ban đỏ và/hoặc nhiễm trùng mắt.

Do gien di truyền chỉ là nguyên nhân của khoảng 1/4 các ca bệnh nên mối quan tâm giờ đây dành phần lớn cho các yếu tố thuộc về môi trường có khả năng liên quan với bệnh viêm khớp. Để phân tích khả năng liên quan với việc sử dụng kháng sinh, các nhà khoa học đã sàng lọc thông tin từ một hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử tại Anh. Dữ liệu này bao gồm các thông tin chi tiết của 152 đối tượng trẻ em được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp trong số hơn 450.000 trẻ em ở Anh từ 1 đến 15 tuổi được chẩn đoán bệnh từ năm 1994 đến năm 2013.

Sau khi đã kiểm tra chéo lịch sử kê toa kháng sinh của 1.520 trẻ khỏe mạnh và những trẻ được chẩn đoán mắc bệnh Viêm khớp dạng thấp, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng việc sử dụng kháng sinh ở trẻ em làm tăng gấp 2 lần nguy cơ bị các rối loạn đau đớn tại khớp. Nếu sử dụng từ 5 đợt điều trị kháng sinh trở lên thì nguy cơ tăng gấp 3 lần.

Theo TS.Horton, kháng sinh được kê đơn khá bừa bãi để điều trị nhiều chứng nhiễm trùng mà đôi khi có thể tự khỏi không cần thuốc. Đồng thời kháng sinh cũng có khá nhiều tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, tiêu chảy, và thậm chí gây khởi phát bệnh béo phì và những bệnh mãn tính khác.

Khám phá mới này đã được đăng trên tạp chí Nhi khoa.

Ảnh minh họa.

Giáo sư Tiến sỹ Kronman tại Khoa Truyền nhiễm nhi thuộc Bệnh viện Nhi đồng Seattle và Đại học Washington (Mỹ) cho rằng nghiên cứu này rất đáng được quan tâm. “Nghiên cứu này đã được thực hiện rất tốt để góp phần làm tăng thêm hiểu biết của chúng ta về những nguy cơ khi sử dụng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có nhiều tác dụng khác hơn là chúng ta tưởng chỉ dùng để diệt vi khuẩn.”

Kháng sinh có ảnh hưởng đến hàng tỷ tế bào trong cơ thể, nó có thể gây viêm và gây kích ứng hệ thống ở trẻ em. Kháng sinh thực sự rất cần thiết trong một số trường hợp và trong những tình huống này thì nên chọn loại có tác dụng tại đích tốt nhất với ít tác dụng phụ nhất và sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Nếu không thực sự cần thiết thì không nên sử dụng kháng sinh cho trẻ em.

Việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn tới hiện tượng kháng thuốc kháng sinh. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC nói rằng khoảng 23.000 người Mỹ tử vong mỗi năm do nhiễm trùng bởi vi khuẩn kháng kháng sinh.

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm