Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là bệnh khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này...

Bệnh tự miễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ

Bệnh tự miễn là những bệnh xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể mất đi khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Các kháng nguyên trong cơ thể nhầm lẫn và tấn công chính các cơ quan trong cơ thể, trong khi các virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể lại không được ngăn chặn, chúng tấn công và gây tổn thương các cơ quan.

Bệnh tự miễn được đánh giá là bệnh có mức độ nguy hiểm thứ 3, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn (AD) như viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ do thấp khớp, bệnh tuyến giáp tự miễn và bệnh vẩy nến là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong. Các bệnh tự miễn thường gặp ở người lớn tuổi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tuổi thọ.

Vai trò của vitamin D

Hiện nay, có rất ít phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh tự miễn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng các chất bổ sung, bao gồm vitamin D và axit béo omega-3 có những tác dụng hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn.

photo-1644211922602

Vitamin D có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn?

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women, Hoa Kỳ đã đánh giá liệu việc bổ sung vitamin D và/hoặc axit béo omega có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh bệnh tự miễn hay không.

Nghiên cứu ngẫu nhiên với 25.871 nam giới (trên 50 tuổi) và phụ nữ (trên 55 tuổi) tại Hoa Kỳ dùng vitamin D3 (2000 IU) hoặc axit béo omega-3 (dầu cá 1 gam) hàng ngày trong khoảng 5 năm. Những người tham gia được ngẫu nhiên chia thành các nhóm: Nhận vitamin D cùng với axit béo omega-3; vitamin D với giả dược; axit béo omega-3 với giả dược; hoặc chỉ dùng giả dược.

Kết quả cho thấy, những người dùng vitamin D, hoặc vitamin D và axit béo omega-3 có tỷ lệ bệnh tự miễn thấp hơn đáng kể so với những người dùng giả dược.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, việc bổ sung axit béo omega-3 đơn độc không làm giảm tỉ lệ mắc bệnh tự miễn thấp hơn, nhưng bổ sung trong thời gian dài lại có hiệu lực hơn.

Các nhà khoa học cho hay, đến nay, chưa có cách nào có thể ngăn chặn được bệnh tự miễn. Do đó, với kết quả nghiên cứu mới này đã mở ra một hy vọng về liệu pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh tự miễn từ các vitamin và chất bổ sung. Các nghiên cứu sâu hơn vẫn đang tiếp tục được tiến hành, đặc biệt là nghiên cứu các tác dụng phòng ngừa bệnh tự miễn ở những người trẻ tuổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tắm nắng để bổ sung vitamin D, làm sao an toàn?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm