Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm thanh quản ở trẻ em

Khi thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ em không thích nghi kịp nên dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Viêm thanh quản là một bệnh do virus gây ra gây sưng viêm xung quanh các dây thanh âm.

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là khó thở và ho dữ dội thành tiếng Nhiều loại virus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản đồng thời gây cảm lạnh. Thời điểm dễ mắc bệnh nhất là vào những tháng thu đông, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao nhất.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản

Căn bệnh này có thể do nhiều loại virus gây ra. Nhóm virus á cúm parainfluenza (gây chứng cảm lạnh thông thường) là nguyên nhân chính gây bệnh. Những loại virus khác cũng có thể gây viêm thanh quản bao gồm adenovirus (một nhóm virus cũng gây cảm lạnh), virus hợp bào hô hấp (RSV), những vi trùng hay gây bệnh phổ biến nhất ở trẻ em và bệnh sởi.

Viêm thanh quản đôi khi cũng là hậu quả của chứng dị ứng, phơi nhiễm với các chất gây kích ứng hay nhiễm vi khuẩn, tuy nhiên những trường hợp này hiếm gặp hơn.

Các triệu chứng của viêm thanh quản

Các triệu chứng có xu hướng biểu hiện nặng nhất trong nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ và miễn dịch cũng kém hơn. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Các triệu chứng giống cảm lạnh như hắt hơi và sổ mũi
  • Sốt
  • Ho thành tiếng như tiếng chó sủa
  • Khó thở
  • Giọng khàn

Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay trong trường hợp bệnh tiến triển nặng cản trở khả năng hô hấp của trẻ. Các dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay:

  • Có tiếng thở rít
  • Khó nuốt
  • Da chuyển sang màu xanh xám ở quanh mũi, miệng và móng tay

Trường hợp viêm thanh quản kéo dài hơn 1 tuần, tái phát thường xuyên hoặc đi kèm với sốt cao trên 39.7 độ C cần được sự theo dõi của bác sỹ. Trẻ cần được thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng là do vi khuẩn hay do mắc các bệnh nguy hiểm nào khác.

Chẩn đoán viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng.

Bác sỹ sẽ nghe tiếng ho của bệnh nhân, kèm theo quan sát nhịp thở và hỏi thêm các triệu chứng khác. Trường hợp các triệu chứng của viêm thanh quản kéo dài dai dẳng, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra họng hay chụp X quang để tìm ra các bệnh đường hô hấp khác trẻ có thể mắc.

Điều trị viêm thanh quản

Trường hợp nhẹ

Trường hợp viêm thanh quản nhẹ có thể điều trị khỏi hoàn toàn tại nhà. Trong nhà nên sử dụng các thiết bị làm ẩm không khí để giúp trẻ thở dễ dàng hơn khi ngủ.

Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn giúp làm giảm sự khó chịu ở cổ họng, ngực và giảm đau đầu. Lưu ý chỉ cho trẻ uống thuốc ho trong trường hợp được chỉ định của bác sỹ.

Trường hợp nặng

Nếu trẻ bị khó thở hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Bác sỹ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các thuốc steroid để mở thông đường dẫn khí, giúp trẻ dễ thở hơn. Thuốc này cũng có thể được kê để sử dụng tại nhà. Trong những ca bệnh nặng, trẻ có thể được cho thở oxy. Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, trẻ sẽ được cho sử dụng kháng sinh. Trường hợp bệnh nhân bị mất nước có thể được truyền dịch tĩnh mạch.

Triển vọng điều trị

Viêm thanh quản do virus thường có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Viêm thanh quản do vi khuẩn cần điều trị bằng kháng sinh. Thời gian cho một liệu trình điều trị kháng sinh phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khá hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng. Do thông thường các biến chứng liên quan chủ yếu đến triệu chứng khó thở nên điều đặc biệt quan trọng là người chăm sóc trẻ cần phải nhận biết kịp thời các dấu hiệu cảnh báo để đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

Phòng bệnh

Phần lớn những trường hợp viêm thanh quản đều do các chủng virus gây các chứng cảm lạnh và cảm cúm thông thường. Do vậy, biện pháp phòng bệnh viêm thanh quản cũng tương tự như đối với cảm lạnh và cảm cúm, bao gồm: rửa tay thường xuyên, không cho tay và các đồ vật khác vào miệng, tránh tiếp xúc với người bệnh.

Một số ca viêm thanh quản nặng có thể là do hậu quả của bệnh sởi. Để phòng tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, cha mẹ cần phải đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về bệnh viêm thanh quản

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm