Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm gan không do rượu: Khi “tử thần” núp bóng sau tuổi 40

Kẻ thù của gan không phải chỉ có rượu bia, mà những nguyên nhân gây viêm gan còn có thể là virus, vi trùng, ký sinh trùng, do khả năng chuyển hóa đường, chất béo kém… tất cả nguy cơ dồn lại khi chúng ta bước sang tuổi 40, khi cơ thể như cỗ máy lâu năm cần bảo dưỡng, bảo trì.

1. Viêm gan: Đừng đổ lỗi cho mỗi rượu bia

Hầu hết mọi người đều biết gan có vai trò lọc các chất độc trong cơ thể và đào thải ra ngoài, trong đó, rượu là một trong các chất độc thường gặp nhất. Nếu chủ nhân thường xuyên “chén chú chén anh” thì gan sẽ quá tải. Lượng rượu dư thừa sẽ tích tụ trong gan, gây ra phản ứng viêm phá hủy các tế bào gan, hình thành các mô sẹo.

Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ chớ vội mừng vì mình ít khi đụng đến bia rượu, bởi viêm gan còn do nhiều nguyên nhân khác như virus, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc thuốc, các loại kí sinh trùng,…

Cụ thể, viêm gan do virus phổ biến nhất là viêm gan virus A, B, C, D, E. Trong đó, viêm gan do siêu vi B và C chiếm tỉ lệ người mắc cao nhất, khoảng 25% dân số Việt Nam. Đây cũng là thủ phạm phổ biến nhất gây bệnh xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan do vi khuẩn, ký sinh trùng có thể xuất phát từ các loại giun sán: sán chó, sán lá gan, các loại xoắn khuẩn…

Gan bị tấn công bởi nhiều tác nhân (Ảnh minh họa)

Chúng ta cũng có thể viêm gan do thuốc khi sử dụng các loại thuốc điều trị một số bệnh mạn tính hay thuốc giảm đau, trong đó có paracetamol.

Một nguyên nhân gây viêm gan nữa không phải là “giặc ngoài”, mà là “thù trong”: viêm do khả năng chuyển hóa đường, chất béo kém của cơ thể.

Như vậy, việc chúng ta không uống hoặc uống ít rượu nhưng vẫn bị viêm gan là điều hoàn toàn có thể lý giải được. Có thể nói, lá gan luôn bị “thập diện mai phục” mà rượu chỉ là một trong số rất nhiều kẻ thù mà thôi.

2. Điều gì xảy ra khi gan bị đốn ngã?

Bệnh viêm gan ở giai đoạn sớm hầu như không có rục rịch gì hoặc biểu hiện bằng những triệu chứng trùng lắp với bệnh khác. Do vậy, khi bệnh nhân đi khám thấy có tăng men gan, bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, xét nghiệm tìm các dấu ấn của virus viêm gan và các xét nghiệm khác… thì viêm gan mới xuất đầu lộ diện.

Còn nếu chúng ta ít khi khám sức khỏe định kỳ, có thể nghi ngờ bệnh viêm gan khi xuất hiện triệu chứng như: mệt mỏi, đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, buồn nôn, vàng mắt vàng da... đây là biểu hiện cho thấy gan đang “kêu cứu”, chúng ta phải nhanh chóng đi khám bệnh để có chẩn đoán chính xác.

Đau tức vùng hạ sườn phải - một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan đã xuất hiện (Ảnh minh họa)

Còn khi gan đã thật sự bị đốn ngã thì tình hình đã nguy cấp lắm rồi. Đó là khi xảy ra hội chứng não gan (hôn mê gan), với các biểu hiện: mệt mỏi, ăn uống kém, nôn ói, đi tiêu phân đen sệt và tanh, người nhà thấy bệnh nhân ngủ gà, tiếp xúc chậm, sau đó lay gọi không tỉnh… Đây là một biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan, có thể tử vong bất cứ lúc nào, người bệnh phải được điều trị tại chuyên khoa Hồi sức tích cực - chống độc ở bệnh viện lớn.

3. Gan không thể phục hồi nếu “tay không bắt giặc”

Chẳng ai trong chúng ta muốn rơi vào tình thế bi đát khi gan - nhà máy lọc-thải độc của cơ thể bị đốn ngã. Thế thì ngay từ sớm, mọi người cần lên kế hoạch bảo vệ gan giữa thù trong giặc ngoài, trang bị cho gan thêm vũ khí để tránh rơi vào tình thế “tay không bắt giặc”.

Đầu tiên là giảm bớt công ăn việc làm cho gan bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn uống đúng giờ giấc, thực phẩm được nuôi trồng an toàn, hạn chế các món có chứa chất bảo quản, khâu chế biến tiết giảm dầu mỡ, gia vị. Với đồ uống, nước lọc luôn là lựa chọn hàng đầu, giảm nước ngọt có ga, nói không với bia rượu là điều tiên quyết nếu chúng ta muốn gan phục hồi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mắc viêm gan C có thể cho con bú không?

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm