Một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới là nhiễm khuẩn âm đạo, thường diễn ra trong độ tuổi từ 15 đến 44. Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ trên thế giới từng gặp rắc rối với bệnh tình khó nói này.
Nhiễm khuẩn vùng kín (viêm âm đạo) xảy ra khi số lượng vi khuẩn có hại trong âm đạo phát triển quá mức, gây kích ứng, sưng, viêm, tiết dịch nhiều và có mùi khó chịu. Những triệu chứng cảnh báo phụ nữ đã mắc bệnh này có thể kể đến như ngứa ngáy dữ dội cả ở bên trong lẫn ngoài, có mùi nồng nặc, tiết dịch bất thường, đau rát khi quan hệ.
Nhiều phụ nữ chủ quan cho rằng chỉ những ai sinh hoạt thiếu lành mạnh, vệ sinh không sạch sẽ, lười tắm rửa, thay đồ lót hàng ngày mới mắc phải bệnh này. Trên thực tế, nhiễm khuẩn vùng kín đến từ nhiều lý do khác nhau như vùng kín bị mất cân bằng độ ẩm pH, cơ thể thay đổi hormone sau khi có bầu… Thậm chí, những chị em lười uống nước dẫn đến viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang cũng dễ trở thành nạn nhân của tình trạng này.
Tất cả vi khuẩn sống trong vùng kín mang nhiệm vụ duy trì mức pH có tính axit của âm đạo. Vị này cũng cho biết: “Giữ âm đạo có độ pH mang tính axit rất quan trọng vì nó bảo vệ phụ nữ chống lại các mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiều bệnh nhiễm trùng khác”.Theo tạp chí Health, một chuyên gia đang làm việc tại Bệnh viện Houston Methodist (Mỹ) chia sẻ: “Hệ vi sinh vật trong môi trường âm đạo là một hệ sinh thái đa dạng bao gồm chủ yếu là vi khuẩn, nhưng cũng có một số loại nấm và thậm chí là virus. Các vi khuẩn phổ biến bao gồm streptococcus, staphylococcus và gardnerella, nhưng vi khuẩn chính chiếm hơn 70% đến từ chi lactobacillus. Vi khuẩn này tạo ra axit lactic và hydrogen peroxide, giúp tạo ra môi trường axit trong âm đạo”.
Do đó, việc mất đi cân bằng độ pH trong vùng kín có thể gây ra nhiều triệu chứng như tiết dịch âm đạo, nóng rát, ngứa, sưng âm đạo và âm hộ, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vi khuẩn, nhiễm nấm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khi tình trạng viêm nhiễm thường xuyên tái phát, phụ nữ sẽ dần mất đi sự tự tin, hấp dẫn và luôn trong trạng thái bất an, xấu hổ, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và hạnh phúc vợ chồng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ có thể hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn vùng kín nếu duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, giữ âm đạo khô thoáng, điều hòa nội tiết, ăn uống sinh hoạt khoa học và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trang Biocare cũng khuyến nghị phụ nữ cần tìm phương pháp bổ sung lợi khuẩn, vì các loại vi khuẩn có lợi sẽ giúp “thúc đẩy môi trường bên trong vùng kín hoạt động ổn định”. Một trong những loại vi khuẩn quan trọng nhất giúp duy trì độ pH trong âm đạo là lactobacilli.
Trang này cũng dẫn một nghiên cứu khoa học cho thấy cả nấm men và nhiễm trùng âm đạo đều phát triển trong môi trường kiềm với ít lactobacilli. Việc cung cấp thêm nguồn lactobacilli có thể góp phần ngăn chặn sự xâm nhập, sinh sôi của nấm men hoặc vi khuẩn độc hại trong khu vực nhạy cảm.
Tham khảo thêm thông tin bài viết tại: Nguyên nhân gây ra nóng rát âm đạo
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.