Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống rượu đã hại, kết hợp thêm 5 hành vi này sau khi uống rượu càng dễ gây đột tử

Uống rượu bia vốn đã gây hại cho sức khỏe, nhưng nếu kết hợp với những hành vi sai lầm sau đó thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của WHO 2018, khoảng 237 triệu đàn ông và 46 triệu phụ nữ trên thế giới gặp các rối loạn sức khỏe do rượu bia. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người tử vong vì bia rượu và con số này đang có xu hướng tăng nhanh, trẻ hóa mất kiểm soát.

Ngoài chấn thương, tim mạch, bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần thì đột tử cũng chiếm phần không nhỏ các ca tử vong do rượu bia. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên làm 5 điều dưới đây sau khi uống rượu:

1. Đi tắm

Không ít người có thói quen đi tắm sau khi uống rượu bia với suy nghĩ hành vi này giúp nhanh tỉnh rượu, bớt mệt mỏi, thư giãn và dễ ngủ hơn. Thực chất, việc này có thể dẫn đến tử vong, dù là tắm với nước nóng, nước lạnh hay tắm hơi.

Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu, không phát hiện kịp có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Còn với nước lạnh, không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu. Cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

Hơn nữa, tắm ngay sau khi uống rượu sẽ khiến huyết áp tăng hoặc giảm bất thường, rất nguy hiểm. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân cao huyết áp, hành vi này có nguy cơ đột tử rất cao. Vì vậy, dù uống ít hay nhiều, hãy nhớ để cơ thể nghỉ ngơi ít nhất 2 đến 3 tiếng rồi mới tắm.

2. Cố nôn mửa

Cảm giác dạ dày, ruột khó chịu là chuyện dễ gặp sau khi uống nhiều bia rượu, vì thế mà nhiều người rất muốn nôn ra để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, việc cố tự nôn ra rất nguy hiểm, 1 số trường hợp có thể gây tử vong.

Nôn mửa bất chợt có thể dễ gây ngạt thở, đặc biệt là khi nhận thức của bạn không được tỉnh táo do quá say. Không chỉ thế, nôn nhiều có thể gây ra tình trạng trào ngược thức ăn, dễ gây viêm tụy cấp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3. Tập thể dục

Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, phối hợp vận động, sự cân bằng, cùng các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch. Nếu vận động gắng sức sau khi uống rượu bia khiến nhịp tim sẽ tăng lên, hệ tim mạch giãn ra, động mạch vành bị căng. Kết quả là dễ gây co thắt động mạch vành, sau đó là nhồi máu cơ tim cấp, đột tử.

Ngoài ra, rượu bia cũng làm cơ thể mất nước, nếu tập thể dục sẽ khiến tình trạng này tồi tệ hơn, có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như suy nhược, chuột rút, rối loạn nhịp tim, ngất.

Tốt nhất là chờ cho cơ thể hồi phục sau 1 đêm hoặc vẫn muốn tập thể dục, thể thao thì hãy chờ ít nhất 2 tiếng và chọn các bài vận động nhẹ nhàng.

4. Uống trà, cà phê, đồ có ga

Các chuyên gia giải thích, sau khi uống rượu cơ thể sẽ bị mất nước, do vậy không nên uống đồ có ga làm tăng kích thích tim, não và càng mất nước. Nó cũng làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến gan và gây ra viêm dạ dày cấp tính.

Trà và cà phê là thức uống có thành phần gây kích thích hệ thần kinh giúp tỉnh táo và minh mẫn. Tuy nhiên nếu dùng rượu và cà phê sau đó sẽ khiến tim có nguy cơ đập nhanh do chất cồn kết hợp với caffeine và nguy hại cho não, dễ gây đột tử.

Ngoài ra, dù trà có tác dụng giải rượu nhưng nguy cơ lại gây hại cho tim mạch do và có thể dẫn đến thừa acid uric gây sỏi thận, nên hãy hạn chế uống.

5. Đắp chăn điện đi ngủ

Khi uống rượu quá mức, cơ thể rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt độ, tăng sự mất nhiệt, có thể gây ớn lạnh. Lúc này cơ thể cần được ấm áp, nhưng không nên đắp chăn điện, đặc biệt là người mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành.

Bởi vì sau khi uống rượu, mạch máu giãn ra, nhịp tim và sự trao đổi chất sẽ tăng tốc, huyết áp cao, có thể gây ra nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và các bệnh khác.

Nếu cảm thấy lạnh, bạn có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc chăn bông ấm, uống một ít nước ấm nhưng không được quá nóng để tránh bị sốc nhiệt.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Uống nhiều rượu bia ở tuổi trung niên làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Khuê Lăng - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm