Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Uống nước sao cho đúng khi tập thể dục trong mùa Hè?

Trong những ngày nắng nóng, người tập thể dục ngoài trời có nguy cơ mất nước cao nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh khi bổ sung nước trước, trong và sau buổi tập.

Người tập thể dục ngoài trời có nguy cơ mất nước cao.

Tập thể dục, dù là chơi thể thao ngoài trời hay tập gym trong nhà, đều là các hoạt động nặng, khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. Mồ hôi thoát ra ảnh hưởng đến cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Do đó, nếu không bù đắp lượng nước kịp thời, người tập thể dục trong ngày nắng nóng có nguy cơ mất nước, kiệt sức nguy hiểm.

Vào mùa Hè, bạn nên nắm rõ nhu cầu bù dịch cho cơ thể, hiểu biết các dấu hiệu và triệu chứng mất nước như: Nước tiểu sẫm màu, khát nước, chóng mặt, lú lẫn... Dưới đây là một số sai lần cần tránh trong quá trình tập thể dục:

Uống ít nước

Cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ tập luyện kém hiệu quả, do máu không được bơm đến các cơ quan một cách tối ưu. Vì thế, bạn cần uống nước cả trước, trong và sau quá trình tập.

Trước khi tập khoảng 20-30 phút, bạn nên bắt đầu uống khoảng 240ml nước. Trong suốt buổi tập, bạn hãy bổ sung thêm 240ml nước, cứ 10-15 phút tạm nghỉ một lần để uống nước. Sau buổi tập, bạn nhớ uống đủ lượng nước cần thiết theo thể trạng của bản thân (thêm 355-750ml nước nữa).

Người tập gym, ra nhiều mồ hôi nên dùng nước ở nhiệt độ phòng và không nên uống lượng lớn nước cùng lúc. Thay vào đó, hãy uống từng ngụm nhỏ vừa miệng, chờ cơ thể điều hòa lại rồi tiếp tục uống.

Chờ khát mới uống nước

Mang theo bình nước cá nhân khi đi chạy bộ, đạp xe

Mang theo bình nước cá nhân khi đi chạy bộ, đạp xe.

Nếu bạn thực hiện các bài tập đường dài như đi bộ, chạy, đạp xe, đừng quên mang theo bình nước cá nhân của mình. Nhiều người chờ đến hết buổi tập, hoặc chỉ khi cảm thấy khát thì mới uống nước. Trong thực tế, đó là dấu hiệu cơ thể bạn đã thiếu nước.

Không bù điện giải cho cơ thể

Một người bình thường đổ khoảng 500ml mồ hôi sau mỗi 30 phút tập thể dục. Trong đó không chỉ có nước mà còn chứa một số chất điện giải quan trọng như: Natri, kali, magne, calci… Các chất điện giải là khoáng chất giúp duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể như hấp thu dinh dưỡng, bài tiết và cân bằng dịch. Cơ bắp bị thiếu nước và các chất điện giải sẽ nhanh mỏi mệt, dễ bị chuột rút. 

Các chuyên gia khuyến cáo, người tập thể dục cường độ nặng hơn 1 tiếng đồng hồ, hoặc tập thể dục dưới trời nắng nóng cần bổ sung nước qua các loại nước uống thể thao, nước bù điện giải. Bạn cũng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm nước uống phù hợp, cung cấp vừa đủ muối khoáng và đường. Nước dừa là lựa chọn lành mạnh với người chơi thể thao nhờ hàm lượng kali, natri và mangan dồi dào.

Tránh sử dụng nước uống thể thao có chứa caffeine và lượng đường lớn. Hai thành phần này làm tăng huyết áp, khiến người tập thêm bồn chồn, khó chịu và có nguy cơ mất nước cao hơn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Sai lầm khi bù nước cho cơ thể.

Quỳnh Trang (Theo Everyday Health) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

Xem thêm